Khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” đã và đang là chủ đề được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Công nghiệp 4.0 mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc “đổi đời” của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này.
Công nghiệp 4.0 là gì?
Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.
Công nghiệp 4.0 không chỉ tập trung vào sự phát triển của công nghệ và công cụ mới để cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn là cuộc cách mạng hóa cải cách toàn bộ doanh nghiệp.
Trung tâm của cuộc cách mạng này đang nổi lên những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) , robot, Internet vạn vật (IoT), Công nghệ sinh học, xe tự lái, công nghệ in 3D, và công nghệ nano. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Những trụ cột chính của công nghiệp 4.0
3 trụ cột chính của nền công nghiệp 4.0 đó là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật Lý:
Trí tuệ nhân tạo (AI): Được hiểu như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (tiếng Anh: machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. v.v….
Internet Of Things: Theo định nghĩa của Wikipedia mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Big Data: Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu”
Xem thêm: Tất tật về số hóa văn bản |
Khi nào một hệ thống được coi là công nghiệp 4.0 ?
Theo tờ Forbes thì một doanh nghiệp, một hệ thống được coi là công nghiệp 4.0 khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Khả năng giao tiếp/ Vạn vật kết nối: Có nghĩa là mọi thiết bị máy móc, các cảm biến và con người phải được kết nối và liên lạc được với nhau.
– Thông tin minh bạch: Hệ thống sẽ tạo ra một bản sao của thế giới thật. Và bản sao này được định hình thông qua các dữ liệu thu thập được từ các hệ thống máy móc và bộ cảm biến..
– Kỹ thuật: Hệ thống máy móc có thể tự đưa ra quyết định, giải quyết các vấn đề và giúp con người làm những công việc vất vả, nguy hiểm và độc hại.
– Khả năng ra quyết định theo mô hình phân tán: Máy móc sẽ tự ra quyết định và xử lý các vấn đề đơn giản nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Có nghĩa là con người không cần phải nhúng tay vào quy trình đó.
Công nghiệp 4.0 phù hợp với doanh nghiệp nào?
Nếu doanh nghiệp của bạn đánh dấu hầu hết các mục trong danh sách dưới đây, đừng chần chừ nữa, hãy bắt đầu đánh giá các nhà cung cấp giải pháp và công nghệ 4.0 ngay từ bây giờ và phân bổ các nguồn lực cần thiết để triển khai:
– Doanh nghiệp hoạt động trong một ngành đặc biệt cạnh tranh với rất nhiều người chơi am hiểu công nghệ
– Đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng để lấp đầy các công việc còn trống tại tổ chức của mình
– Doanh nghiệp muốn khả năng hiển thị tốt hơn trong chuỗi cung ứng của mình
– Muốn tăng hiệu quả và lợi nhuận trên toàn bộ tổ chức của mình
– Doanh nghiệp muốn mọi người, mọi phòng ban trong công ty có quan điểm thông tin, cập nhật, phù hợp về quy trình sản xuất và kinh doanh
– Doanh nghiệp muốn phân tích phong phú hơn và kịp thời hơn
– Doanh nghiệp cần trợ giúp để số hóa và hiểu thông tin
– Doanh nghiệp muốn cải thiện sự hài lòng của khách hàng và trải nghiệm khách hàng
– Doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giữ nguyên chất lượng sản phẩm
– Doanh nghiệp muốn có một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tích hợp hơn, không chỉ bao gồm kiểm kê lập kế hoạch, mà còn cả tài chính, quan hệ khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, thực hiện sản xuất
– Doanh nghiệp muốn có một cái nhìn nhất quán và linh hoạt về hoạt động sản xuất và kinh doanh phù hợp với các khu vực hoặc người dùng cụ thể trong tổ chức
– Thông tin chi tiết theo thời gian thực giúp đưa ra quyết định
Lợi ích của việc áp dụng công nghệ 4.0
Gia tăng tính cạnh tranh
Để nâng cao tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ số và giải pháp giúp cải thiện và tối ưu hóa hoạt động của chính mình. Để duy trì tính cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có các hệ thống và quy trình cho phép cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Giúp doanh nghiệp hấp dẫn hơn đối với lao động trẻ
Các công ty đầu tư vào các công nghệ hiện đại, đổi mới trong công nghệ 4.0 sẽ có vị thế tốt hơn để thu hút và giữ chân lao động mới.
Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận
Các công ty đầu tư vào các giải pháp Công nghệ 4.0 có thể tăng hiệu quả, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận.
Ứng dụng công nghệ 4.0 cho phép doanh nghiệp phân tích dự đoán và chỉ định, đồng thời cho phép mọi người bao gồm nhà điều hành, quản lý và giám đốc điều hành tận dụng đầy đủ hơn dữ liệu thời gian thực và trí thông minh để đưa ra quyết định tốt hơn trong khi quản lý công việc hằng ngày của bản thân và nhân viên.
Giải quyết các vấn đề tiềm ẩn
Phân tích dự đoán, dữ liệu thời gian thực, máy móc kết nối internet và tự động hóa đều có thể giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi đề cập và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn về bảo trì và quản lý hệ thống.
Cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận
Công nghệ Công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa tất cả các khía cạnh của quy trình làm việc, sản xuất và chuỗi cung ứng của đơn vị. Nó cho phép truy cập vào dữ liệu thời gian thực và thông tin chi tiết mà bạn cần để đưa ra quyết định thông minh hơn, nhanh hơn về doanh nghiệp của mình, điều này cuối cùng có thể tăng hiệu quả và lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động của bạn.
Có thể thấy rằng, công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế và sự phát triển của một Quốc Gia. Nó hiện đại, bền vững và mang lại hiệu quả cao hơn cho các ngành công nghiệp. Chính vì lẽ đó, một doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất vận hành, lợi thế cạnh tranh đồng thời giảm thiểu những chi phí quản lý điều hành và quy trình đã “lỗi thời” trong quá khứ thì ứng dụng những thành tựu của công nghệ 4.0 là điều tất yếu.
Xem thêm: Cách quản lý tài liệu lưu trữ điện tử phù hợp cho doanh nghiệp |