Số hóa hình ảnh là một quá trình cần thiết đối với các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số hiện nay. Quá trình này giúp doanh nghiệp lưu trữ, quản lý và sử dụng hình ảnh hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đầy đủ các khái niệm, công nghệ, công cụ, quy trình và những lưu ý quan trọng khi thực hiện số hóa hình ảnh tại doanh nghiệp.

Số hóa hình ảnh là gì?

Số hóa hình ảnh là quá trình chuyển đổi các hình ảnh lưu trữ vật lý truyền thống sang các dạng hình ảnh kỹ thuật số lưu trữ trên các nền tảng internet hay hệ thống điện tử. 

Thông qua giải pháp này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được không gian lưu trữ các bản cứng, đồng thời bảo quản hình ảnh tốt hơn, giúp gia tăng thời gian sử dụng của các tư liệu quan trọng hoặc dễ dàng khôi phục khi xảy ra sự cố.

Việc số hóa hình ảnh dần trở nên phổ biến với nhiều người dùng trong đó có cả các tổ chức, doanh nghiệp lớn
Việc số hóa hình ảnh dần trở nên phổ biến với nhiều người dùng trong đó có cả các tổ chức, doanh nghiệp lớn

Số hóa hình ảnh là gì? 

Số hóa hình ảnh là quá trình chuyển đổi các hình ảnh lưu trữ vật lý truyền thống sang các dạng hình ảnh kỹ thuật số lưu trữ trên các nền tảng internet hay hệ thống điện tử.  

Thông qua giải pháp này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được không gian lưu trữ các bản cứng, đồng thời bảo quản hình ảnh tốt hơn, giúp gia tăng thời gian sử dụng của các tư liệu quan trọng hoặc dễ dàng khôi phục khi xảy ra sự cố. 

Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về số hóa hình ảnh trong thời đại 4.0 

Lợi ích của số hóa hình ảnh đối với doanh nghiệp 

  • Bảo quản và lưu trữ an toàn: Số hóa giúp bảo vệ hình ảnh khỏi các tác động vật lý như ẩm mốc, phai màu, hư hỏng, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho tài liệu. 
  • Dễ dàng tìm kiếm và truy cập: Hình ảnh số hóa có thể được gắn thẻ, phân loại và tìm kiếm dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. 
  • Chia sẻ và cộng tác hiệu quả: Hình ảnh số hóa có thể được chia sẻ qua email, mạng xã hội, hoặc lưu trữ trên đám mây, giúp tăng cường khả năng cộng tác và làm việc nhóm. 
  • Tối ưu hóa quy trình làm việc: Số hóa giúp tự động hóa các quy trình xử lý hình ảnh, giảm thiểu công việc thủ công và tăng năng suất. 
  • Tạo dựng thư viện hình ảnh số: Doanh nghiệp có thể xây dựng một thư viện hình ảnh số hóa, phục vụ cho các mục đích marketing, quảng cáo, nghiên cứu và phát triển. 

Các công nghệ số hóa hình ảnh

Hiện nay có hai công nghệ chính mà doanh nghiệp cần biết:

  • Số hóa theo dòng (stream scanning): Lấy mẫu hình ảnh theo từng dòng, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
  • Số hóa theo điểm (point scanning): Lấy mẫu hình ảnh theo từng điểm ảnh, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, số hóa theo dòng thường được sử dụng để số hóa các hình ảnh có kích thước lớn, chẳng hạn như ảnh chụp toàn cảnh hoặc ảnh chụp bản đồ. Số hóa theo điểm thường được sử dụng để số hóa các hình ảnh có kích thước nhỏ, chẳng hạn như ảnh chụp ID hoặc ảnh chụp tài liệu.

Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc phương án sử dụng công nghệ số hóa phù hợp với nhu cầu, hình ảnh của đơn vị mình.

Số hóa theo điểm và số hóa theo dòng là hai công nghệ số hóa phổ biến cho hình ảnh hiện nay
Số hóa theo điểm và số hóa theo dòng là hai công nghệ số hóa phổ biến cho hình ảnh hiện nay

Quy trình triển khai số hóa hình ảnh chuyên nghiệp 

Một quy trình thực hiện số hóa hình ảnh chuyên nghiệp thường bao gồm 6 bước sau: 

   Bước 1: Chuẩn bị hình ảnh 

   Làm sạch hình ảnh, loại bỏ các vết bẩn, vết nhăn hoặc các vật thể lạ. 

   Bước 2: Chọn máy quét phù hợp 

  Xác định loại hình ảnh cần số hóa, kích thước hình ảnh và ngân sách để lựa chọn máy quét phù hợp. 

    Bước 3: Lắp đặt máy quét 

               Lắp đặt máy quét theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

    Bước 4: Cài đặt phần mềm quét hình ảnh:  

               Cài đặt phần mềm quét hình ảnh và cấu hình các cài đặt cần thiết. 

    Bước 5: Thực hiện quá trình quét hình ảnh:  

              Thực hiện quá trình quét hình ảnh theo hướng dẫn của phần mềm quét hình ảnh. 

    Bước 6: Xử lý hình ảnh: 

 Sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để chỉnh sửa hình ảnh sau khi quét, chẳng hạn như cắt ảnh, xoay ảnh, điều chỉnh màu sắc, v.v. 

Để số hóa các hình ảnh hiệu quả, tiết kiệm, doanh nghiệp tuân thủ một quy trình số hóa chuyên nghiệp
Để số hóa các hình ảnh hiệu quả, tiết kiệm, doanh nghiệp tuân thủ một quy trình số hóa chuyên nghiệp

Xem thêm: Số hóa hình ảnh khái niệm và hướng dẫn triển khai chi tiết 

Các dạng lưu trữ sau khi số hóa  

  • Lưu trữ trên ổ cứng: Lưu trữ hình ảnh số hóa trên ổ cứng máy tính hoặc ổ cứng di động. 
  • Lưu trữ trên máy chủ: Lưu trữ hình ảnh số hóa trên máy chủ nội bộ hoặc máy chủ đám mây. 
  • Lưu trữ trên đám mây: Sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây để lưu trữ và chia sẻ hình ảnh số hóa. 
  • Lưu trữ trên hệ thống quản lý tài liệu (DMS): Sử dụng DMS để quản lý và lưu trữ hình ảnh số hóa cùng với các tài liệu khác. 

Một số lưu ý và thủ thuật để số hóa hình ảnh hiệu quả nhất

Để triển khai hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn máy quét có độ phân giải cao: Độ phân giải cao sẽ giúp tạo ra hình ảnh kỹ thuật số có chất lượng cao.
  • Sử dụng đèn chiếu sáng tốt: Đèn chiếu sáng tốt sẽ giúp hình ảnh rõ nét và chân thực hơn.
  • Tối ưu hóa cài đặt máy quét: Cài đặt máy quét phù hợp với loại hình ảnh cần số hóa.
  • Chỉnh sửa hình ảnh sau khi quét: Sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để chỉnh sửa hình ảnh sau khi quét để cải thiện chất lượng hình ảnh.

Triển khai số hóa tài liệu doanh nghiệp song song với số hóa hình ảnh để đem lại hiệu quả tối ưu

Nhờ triển khai số hóa hình ảnh, doanh nghiệp sẽ thu được các file dữ liệu, hình ảnh kỹ thuật số, dễ dàng lưu trữ và truy cập trên hệ thống điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh các hình ảnh, tại doanh nghiệp còn tồn tại vô vàn các tài liệu giấy cần được chuyển đổi sang dạng dữ liệu số, nhằm đồng bộ tất cả hình ảnh và tài liệu, thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng và chia sẻ trên cùng một hệ thống, khắc phục tình trạng thiếu nhất quán, như ảnh xem trên máy, giấy tờ cầm tay…

Để đảm bảo công tác số hóa tài liệu đạt chất lượng tốt nhất với chi phí và thời gian triển khai tối ưu, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ số hóa tài liệu từ những đơn vị uy tín trên thị trường hiện nay.

FSI – Nhà cung cấp giải pháp số hóa , chuyển đổi số hàng đầu Việt

Với hơn 17 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai các dự án công nghệ cao, FSI là đơn vị cung cấp giải pháp số hoá tài liệu chuyên nghiệp với năng lực top 1 thị trường, đem tới giải pháp tổng thể về thiết bị, công nghệ, nhân sự và dịch vụ số hóa cho doanh nghiệp. 

Khi lựa chọn số hóa hồ sơ, tài liệu cùng FSI, thông qua ứng dụng các công nghệ số hóa tiên tiến, doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển đổi tài liệu bản cứng sang dạng điện tử, với chi phí và thời gian, nhân lực triển khai tiết kiệm hơn 50% so với phương thức thủ công.  

Đồng thời, với vị thế của nhà phân phối độc quyền và chính thức các thiết bị số hóa chuyên dụng từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như Plustek, Kodak, Contex, Rowe, Cannon, HP, Qidenus, Fujitsu…, dịch vụ số hóa của FSI giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị, song song với đảm bảo chất lượng dự án, độ chính xác của bản quét hình ảnh ở mức cao nhất (99,99%).  

Bên cạnh đó, nhờ sở hữu đội ngũ nhân sự hơn 100 chuyên gia công nghệ đầu ngành, 3500 cộng tác viên số hóa được đào tạo bài bản cùng năng lực bảo mật thông tin đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013 và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015, FSI là đơn vị được tin tưởng bởi hơn 1500 khách hàng doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong các dự án số hoá quy mô lớn, yêu cầu bảo mật cao. 

Năng lực xuất sắc của FSI trong lĩnh vực số hóa

Các giải pháp số hóa tại FSI luôn được sự đánh giá cao từ khách hàng, đạt được nhiều các giải thưởng danh giá. 

Ông Nguyễn Khoa Bảo – CT HĐQT FSI (thứ 3 từ trái vào) vinh dự nhận bằng khen  có thành tích xuất sắc, đóng góp vào quá trình xây dựng, triển khai Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Thủ tướng Phạm Minh Chính khen tặng    

Tổng kết, số hóa hình ảnh là một quá trình chuyển đổi quan trọng đối với các doanh nghiệp. Quá trình này giúp doanh nghiệp lưu giữ, bảo quản và tận dụng các hình ảnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để cải thiện năng lực vận hành, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tiến hành số hóa tài liệu song song với số hóa hình ảnh, nhằm đồng bộ các dữ liệu trên cùng hệ thống điện tử. 

Đặt lịch” tư vấn ngay ”cùng với các chuyên gia tại FSI để được tư vấn miễn phí các giải pháp số hóa phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức của bạn. 

Xem thêm: