Ngày 5/8/2022, UBND Thành phố Cần Thơ và Sở TT & TT Cần Thơ phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo “Xây dựng Thành Phố Cần Thơ phát triển trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn 2030”. Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo ban lãnh đạo Sở ban ngành các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh cũng như các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
Phần mềm xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn là gì?
Lưu trữ dữ liệu lớn là hệ thống được cấu trúc khoa học giúp tổ chức, doanh nghiệp tiến hành thu thập, quản lý, tính toán lưu trữ tệp dữ liệu quy mô lớn đồng thời phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Những phân tích này sau đó được sử dụng làm cơ sở để tạo ra các đề xuất, tối ưu hóa quyết định quan trọng trong tổ chức.
Thực trạng xử lý và lưu trữ dữ liệu hiện nay
Về lưu trữ dữ liệu, hiện nay có một số cách lưu trữ dữ liệu phổ biến được nhiều tổ chức, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng. Phổ biến nhất có lẽ là sao lưu vật lý. Phương pháp này lưu trữ dữ liệu trong ổ cứng rời. Đây là hình thức lưu trữ bảo mật cao, có thể tự động sao lưu và đồng bộ hóa tùy thuộc nhu cầu người dùng.
Ngoài ra, lưu trữ đám mây (Cloud) cũng là cách thức được nhiều đơn vị tin tưởng. Đây là cách thức lưu trữ đơn giản và được sử dụng phổ biến hiện nay có thể lưu trữ được lượng dữ liệu vô cùng lớn. Cloud giúp người dùng tự động sao lưu, phục hồi dữ liệu cũng như chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn.
Về xử lý dữ liệu, thực tế triển khai cho thấy hiện không có một phương pháp nào có thể khẳng định là “one size fits all” – phù hợp với mọi trường hợp. Một số kiểu xử lý dữ liệu được ưu ái sử dụng hiện nay có xử lý hàng loạt, xử lý theo thời gian thực, xử lý trực tuyến và đa xử lý:
- Với xử lý hàng loạt, các dữ liệu được thu thập rồi xử lý theo lô, được ứng dụng trong hệ thống trả lương.
- Với xử lý theo thời gian thực, dữ liệu sẽ được xử lý ngay sau khi nhập liệu. Chúng được ứng dụng để vận hành hệ thống rút tiền ATM.
- Với xử lý dữ liệu trực tuyến, dữ liệu lớn sẽ được chuyển đến CPU ngay khi có sẵn để xử lý dữ liệu liên tục. Cách xử lý này thường được ứng dụng trong hệ thống quét mã vạch.
- Với tác vụ đa xử lý thì dữ liệu sẽ được phân chia thành từng khung và được xử lý bởi nhiều CPU trong hệ thống máy tính. Chúng được ứng dụng trong hệ thống dự báo thời tiết.
Cơ sở dữ liệu dùng chung – Chìa khóa xây dựng đô thị thông minh
Đề án xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh đã được UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt theo quyết định số 1652/QĐ-UBND (ngày 02/08/2021) tập trung triển khai trên 10 lĩnh vực trọng điểm. Trong đó, việc khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu đồng bộ (đặc biệt là dữ liệu người dân, dữ liệu hạ tầng không gian), phân tích dữ liệu lớn, dự báo hỗ trợ ra quyết định để hướng đến phục vụ người dân, du khách tốt hơn là nhiệm vụ cấp bách/ đầu tiên.
Hiện nay, Cần Thơ đã và đang xây dựng 43 cơ sở dữ liệu dùng chung thuộc sự quản lý của các sở, ban, ngành thành phố trong lĩnh vực thiết yếu với cuộc sống người dân. Tiêu biểu có thể kể đến như: Sở Tài nguyên và Môi trường có 4 Cơ sở dữ liệu (CSDL), gồm: Bản đồ nền (GIS); Đất đai; Quy hoạch sử dụng đất và Tài nguyên môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư có 2 CSDL: Doanh nghiệp và Thông tin dự án; Công an thành phố Cần thơ có 4 CSDL gồm: Dân cư; Phòng cháy chữa cháy; Camera an ninh trật tự và Dữ liệu lưu trú;…
Các cơ sở dữ liệu chung của của từng sở, ban, ngành đang được các đơn vị liên quan hoàn thiện. Tuy nhiên, để Cần Thơ có thể trở thành một đô thị thông minh, điều kiện tiên quyết là chính quyền thành phố phải xây dựng thành công nền tảng tích hợp để dữ liệu có thể được chia sẻ nhanh chóng, thuận tiện nhất giữa các hệ thống thông tin hợp nhất của các sở, ban, ngành trong toàn thành phố.
Việc cơ sở dữ liệu mở có thể kết nối góp phần quan trọng tạo một hệ thống tài nguyên quan trọng cho các đô thị. Ứng dụng đúng công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất toàn đô thị chính là chìa khóa vàng đa năng, mở cửa các cơ sở dữ liệu thông tin riêng biệt; tận dụng và phát huy tối đa dữ liệu tổng thể về thành phố Cần Thơ.
Đọc thêm về: Cơ sở dữ liệu dùng chung – Hiểu đúng – Làm đúng tại đây
Tham gia buổi hội thảo “Xây dựng Thành Phố Cần Thơ phát triển trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn 2030”, đại diện FSI, ông Cao Hoàng Anh – Phó Tổng Giám đốc đã có bài chia sẻ về nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện FSI Data Platform (FDP) – nền tảng giúp giải quyết bài toán kết nối dữ liệu một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. FDP là nền tảng công nghệ mới do chính FSI đầu tư nghiên cứu và phát triển dựa trên 15 năm kinh nghiệm triển khai hàng nghìn dự án lớn cho khối bộ, ban, ngành và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác dữ liệu.
Kết nối linh hoạt, dễ dàng tùy chỉnh
“Một trong những vấn đề hóc búa của việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung là không ảnh hưởng đến các ứng dụng, hệ thống đang hoạt động hiện tại của các đơn vị. Đặc biệt, nhiều đơn vị hiện nay đang sử dụng hệ thống dữ liệu được xây dựng bằng các giải pháp truyền thống, do đơn vị nước ngoài thực hiện. Thách thức đặt ra khi hệ thống thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu phát sinh vấn đề. Sự hỗ trợ thường trực của đội ngũ chuyên gia công nghệ trong nước sẽ góp phần giải quyết nhanh nhất, triệt để nhất các trục trặc khi vận hàng hệ thống kết nối dữ liệu.”, ông Cao Hoàng Anh chia sẻ.
Nắm bắt được thực trạng đó, FSI Data Platform được phát triển để đảm bảo có thể kết nối tới tất cả hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện hành: MS SQL, Oracle, MySQL,… tiếp nhận kết nối tất cả các dữ liệu: Cấu trúc, Bán cấu trúc, Phi cấu trúc… một cách linh hoạt chỉ bằng các thao tác kéo thả và cấu hình cài đặt trên hệ thống. Điều này cũng giúp FDP tích hợp, kết nối, thu thập các nguồn dữ liệu tự động mà không phụ thuộc vào đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động của các bên liên quan.
Bên cạnh đó, FDP cho phép sử dụng các máy tính thương mại để làm hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn. Do không phụ thuộc vào một chủng loại thiết bị phần cứng chuyên biệt, FDP giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và triển khai hệ thống kết nối và xử lý dữ liệu.
Phát triển hệ thống lưu trữ dữ liệu số nhanh chóng
FSI Data Platform cho phép xử lý song song với lượng dữ liệu lớn và tốc độ cao. Các tác vụ được chia nhỏ và xử lý song song trên các máy tính vật lý giúp cho hệ thống xử lý được các loại dữ liệu lớn với tốc độ cao. Đồng thời, nhờ công nghệ kết nối linh hoạt FDP cho phép tạo các data warehouse (kho dữ liệu) dễ dàng, nhanh chóng, không cần lập trình lại và không phụ thuộc vào các đơn vị phát triển phần mềm, hệ thống hiện tại.
Khác với các giải pháp khác trên thị trường, FDP cung cấp công cụ xử lý trực quan, không yêu cầu những thao tác phức tạp về cài đặt cấu hình, điều chỉnh và quản trị. Ngôn ngữ tiếng Việt, giao diện thân thiện giúp giảm thiểu thời gian triển khai và làm quen với phần mềm mới, giúp các đơn vị sử dụng ứng dụng nhanh hơn vào thực tiễn.
Ông Cao Hoàng Anh cho biết: “Trong thời gian tới, FSI sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới (Trí tuệ nhân tạo, IoT) để xây dựng hệ sinh thái giải pháp Chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm toàn diện, từ tạo dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu và xử lý dữ liệu đến áp dụng kết quả của dữ liệu vào các công đoạn nhằm hỗ trợ lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác.”
Như vậy, qua bài viết, FSI hy vọng đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về các giải pháp giúp xây dựng chính quyền số và quản lý đô thị thông minh, cũng như sự ưu việt của nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện FSI Data Platform. Để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu suất vận hành, tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số toàn diện, đừng ngần ngại, hãy liên hệ tư vấn FSI ngay hôm nay!
Liên hệ FSI ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Website: https://fsivietnam.com.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/fsivietnam.com.vn
- Email: support@fsivietnam.com.vn
- Hotline: 0904 805 255