Xu hướng chuyển đổi số đang từng bước lan tỏa đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ mang tính toàn cầu này, nhiều chuyên gia nhận định rằng chuyển đổi số không đơn giản chỉ dừng lại ở một xu hướng nữa mà nó đã trở thành một cuộc chơi sống còn đối với các doanh nghiệp.
Xu hướng chuyển đổi số hiện nay
Chuyển đổi số là gì? Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số hay còn gọi là Digital transformation, là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Mục tiêu chính của chuyển đổi số là giúp gia tăng hiệu quả vận hành, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và trên tất cả là nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Không có một định nghĩa chính thức nào về chuyển đổi số. Đối với mỗi doanh nghiệp hay tổ chức khác nhau với cách vận hành khác nhau thì chuyển đổi số cũng sẽ được định nghĩa khác. Tuy nhiên, nhìn chung lại chuyển đổi số là việc vận dụng những công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Xu hướng chuyển đổi số đang mở ra nhiều hướng đi mới cho doanh nghiệp. Ta có thể thấy điều này được thể hiện rõ nhất ở những “kỳ lân” mới trong những năm gần đây nhưn Grab, Uber, Airbnb,…. Airbnb hiện tại là khách sạn lớn nhất thế giới, dù họ không sở hữu bất kỳ khách sạn hữu hình nào. Trong khi đó, Grab và Uber là các công ty taxi lớn nhất thế giới hiện nay dù không sở hữu một chiếc xe nào.
Sự ra đời của những hình thức kinh doanh mới và lợi nhuận khổng lồ mà nõ đem lại chính là nhờ vào chuyển đổi số. Dự đoán xu hướng chuyển đổi số trong năm 2023, những công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain,…. sẽ lên ngôi và tiếp tục định hình lại sự phát triển của thế giới công nghệ.
Lợi ích của xu hướng chuyển đổi số
Lợi ích của xu hướng chuyển đổi số
Không phải ngẫu nhiên mà chuyển đổi số trở thành cụm từ khóa được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, tìm kiếm và đang áp dụng nó vào hệ thống vận hành của mình. Sự lan tỏa của xu hướng chuyển đổi số trong làn sóng cách mạng 4.0 đã cho thấy sức mạnh và những lợi ích không tưởng của nó.
Những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại nhiều vô kể, nhưng trong đó có thể kể đến như:
• Giảm thiểu chi phí vận hành cho tổ chức, doanh nghiệp.
• Nâng cao trải nghiệm khách hàng và tập trung hơn vào đổi tượng khách hàng tiềm năng.
• Cải thiện chiến lược khách hàng.
• Cải thiện hệ thống vận hành trong doanh nghiệp.
• Phân tích và bảo mật dữ liệu tốt hơn.
• Xác định phân khúc thị trường chính xác hơn.
• Đưa ra những sản phẩm / dịch vụ mới.
• Mở rộng thị trường cạnh tranh.
• Tăng sự sáng tạo và đổi mới cho đội ngũ nhân sự và tổ chức doanh nghiệp.
• Nâng cao khả năng liên kết giữa các cá nhân và tổ chức.
• Chia sẻ thông tin dễ dàng, tiếp cận khách hàng không giới hạn không gian, thời gian.
Chiến lược chuyển đổi số quốc gia năm 2023
Chiến lược chuyển đổi số quốc gia
Thấy rõ được những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng những thành tựu của xu hướng chuyển đổi số vào quá trình vận hành doanh nghiệp. Đồng thời cũng bước đầu ứng dụng chuyển đổi số vào công tác xây dựng “chính phủ điện tử”, “nhà nước số”.
Nếu như thế giới đang chi hàng chục triệu USD cho xu hướng chuyển đổi số thì tại Việt Nam, cuộc cách mạng chuyển đổi số cũng đang được tích cực triển khai và thực hiện.
Để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số và áp dụng thành công vào công tác quản lý, xây dựng quốc gia, Việt Nam phải có dũng khí và hành động quyết liệt để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức của kỷ nguyên số. Nhà nước cần tạo được môi trường khuyến khích sáng tạo, hệ thống chính sách, pháp luật thông thoáng, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới phát triển. Chúng ta phải hiểu chuyển đổi số đang là công việc trọng tâm cấp thiết của cả quốc gia, không chỉ dừng lại ở cấp độ cá nhân: chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong giáo dục, chuyển đổi số trong ngân hàng, chuyển đối số trong công tác truyền thông,… nói riêng mà nó cần được nhân rộng và nâng cao ở mức độ quốc gia.
Trước hết Việt Nam phải sớm có chiến lược chuyển đổi số quốc gia để định hướng phát triển kinh tế – xã hội số; trên cơ sở đó xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ quan, từng doanh nghiệp, từng sản phẩm; đảm bảo tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược phải được diễn ra trên cơ sở chuyển đổi số trong mọi ngành, mọi lĩnh vực và ở mọi cấp độ.
Cả hệ thống chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội, trong đó sự liên kết giữa cơ quan Nhà nước – doanh nghiệp – trường đại học, viện nghiên cứu giữ vai trò nòng cốt, cùng phối hợp hành động quyết liệt và kịp thời bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể để thực hiện hiệu quả Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4.0.
Có thể thấy rõ ràng chuyển đổi số đang thống trị mọi mặt của kinh tế, xã hội mà nếu chậm chân chúng ta sẽ trở thành người thua cuộc bị bỏ lại phía sau. Chính vì vậy, hãy xây dựng một chiến lược rõ ràng và bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số ngay từ hôm nay.
Xem thêm: Tầm quan trọng của việc số hóa tài liệu