Chuyển đổi số dường như đang có một vai trò rất đặc biệt trong thời gian đại dịch corona! Liệu các doanh nghiệp có nhận ra được điều này để thích nghi với COVID-19?

Ảnh hưởng nghiêm trọng từ COVID-19

Ảnh hưởng nghiêm trọng từ COVID-19

Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang tạo nên một cuộc khủng hoảng chung đối với hầu hết doanh nghiệp, nhiều công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, đây có thể xem là một “cú đánh mạnh” vào tâm lý các lãnh đạo doanh nghiệp để họ giật mình thức tỉnh trước tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng. Đặc biệt là sự chuẩn bị cho những trường hợp mang tính “bất khả kháng” như dịch Covid-19.

Theo một báo cáo mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khảo sát trên 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, 73.8% doanh nghiệp trả lời, họ có thể phá sản nếu dịch bệnh kéo dài trên 6 tháng, do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, cùng các chi phí khác. 19% doanh nghiệp chưa có giải pháp gì để ứng phó với những rủi ro do yếu tố khách quan xảy đến một cách bất ngờ. 

Yếu tố “không ngờ”

Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 là không thể chối cãi. Tuy nhiên xét ở một góc độ nào đó, chính Covid-19  lại đang thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa – hướng đi của con đường cách mạng 4.0. 

Dễ dàng nhận thấy, từ đơn đặt hàng thực phẩm, mua sắm tạp hóa, các cuộc họp kinh doanh đến giải trí… tất cả dường như đang được “số hóa” trên các công cụ thông minh và Internet. Đây lại là một điểm không ngờ đến!

Ví dụ, Trung Quốc và Hàn Quốc đã sử dụng các ứng dụng điện thoại thông minh để theo dõi những người mắc bệnh. Những công nghệ này bao gồm mọi thứ, từ định vị địa lý có thể theo dõi vị trí của mọi người thông qua điện thoại của họ cho đến các hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể phân tích ảnh để xác định ai có thể tiếp xúc với những người sau đó kiểm tra dương tính với virus.

>> Xem thêm bài viết: Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp 2020

Cả xã hội chắc chắn sẽ chuyển mình phát triển phát triển theo HƯỚNG MỚI   sau đại dịch corona

Cả xã hội chắc chắn sẽ chuyển mình phát triển phát triển theo HƯỚNG MỚI sau đại dịch corona

Mặt khác, không chỉ Việt Nam mà trên toàn cầu, việc mất hoặc giảm hàng ngàn việc làm đang khiến nhiều lãnh đạo công ty phải suy nghĩ về kế hoạch nâng cấp công nghệ và cơ sở hạ tầng và các sáng kiến ​​chiến lược. Nhìn theo hướng tích cực, Covid-19 là một chất xúc tác giúp cả thế giới chính thức chuyển mình bước sang một kỷ nguyên phát triển mới của nhân loại – kỷ nguyên của số hóa. Rõ ràng, doanh nghiệp nào không chuyển mình, sẽ bị thụt lùi và bị đào thải để nhường tài nguyên cho các doanh nghiệp “tiến hóa” kịp khác.

Theo đó, bày kế giúp doanh nghiệp… 

Như vậy, trước đại dịch corona, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện bất kỳ hành động nào giữ cho công ty của mình hoạt động, nhưng đây đồng thời phải là thời gian để chuyển sang dài hạn. Lúc này bài toán hữu hiệu cho doanh nghiệp chính là chuyển đổi số. 

Chuyển đổi số là ứng dụng những công nghệ số để thay đổi cách làm việc, tự động hoá, mọi thứ lên môi trường số. Chuyển đổi số giải được bài toán nhanh, phản ứng nhanh, thích ứng nhanh và sáng tạo nhanh. Bất kể nhu cầu kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp bạn là gì, thì giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp truy cập dữ liệu tốt hơn, tự động hóa các quy trình chính, tăng cường hợp tác và năng suất giữa các thành viên trong nhóm và đối tác của bạn. Từ việc đào tạo nhân viên từ xa, vận chuyển sản phẩm, địa chỉ thay đổi mối quan tâm và nhu cầu của khách hàng … Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp sẽ thấy tầm quan trọng của việc số hóa, chuyển đổi số.

Một số doanh nghiệp đã thành công bước đầu

Thực tế đã cho thấy rằng, trong “nguy” có “cơ”, nhiều đơn vị kinh doanh đuối sức vì Covid-19 thì vẫn có những doanh nghiệp đã lội ngược dòng, tìm thấy cơ hội, áp dụng vận hành doanh nghiệp theo hình thức từ xa giữa lúc nguy nan. Các doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số điển hình như FSI, khi thời gian dịch bệnh diễn biến trầm trọng, đơn vị đã chuyển sang làm việc online mà không gặp cản trợ nào trong kinh doanh. Với công cụ hỗ trợ thiết lập quy trình làm việc online tự động, quản lý công việc đội nhóm từ xa, hệ thống báo cáo đến người quản lý, chia sẻ dữ liệu không giới hạn, tổ chức hoạt động trên môi trường số,….. tất cả đã giúp đơn vị tiếp tục hoạt động hiệu quả và chịu được rủi ro tốt. 

 Tạm kết: Có thể thấy, điểm chung của những doanh nghiệp có bước đầu vượt khó corona thành công đều là những doanh nghiệp đưa ứng dụng của chuyển đổi số vào quá trình làm việc. Đã đến lúc doanh nghiệp cần bỏ đi cách làm quá khứ, hãy nhận ra khủng hoảng và nhanh chóng ứng dụng các giải pháp công nghệ hữu hiệu để vượt qua thách thức của đại dịch.

Nguồn tài liệu tham khảo: https://www.ico.li/how-the-coronavirus-could-push-digitalization/