Tình hình dịch bệnh gia tăng gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Cùng phóng viên chúng tôi gặp gỡ Ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng giám đốc FSI để được chia sẻ thêm về cách FSI đối diện với đại dịch như thế nào?

Ông Nguyễn Hùng Sơn – CEO FSI cho rằng, phòng ngự chắc và phản công nhanh để sẵn sàng tăng trưởng sau đại dịch

Ông Nguyễn Hùng Sơn – CEO FSI cho rằng, phòng ngự chắc và phản công nhanh để sẵn sàng tăng trưởng sau đại dịch

Tác động của dịch COVID 19 lên sự phát triển doanh nghiệp

Thưa Ông, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, dịch vụ, đại dịch ảnh hưởng đến FSI như thế nào?

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, cho dù hoạt động trong ngành nào, cũng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Các bạn cứ thử hình dung thử, chỉ cần một trường hợp bị phát hiện có nghi vấn nhiễm bnh là cả đội ngũ, công ty và những người có tiếp xúc sẽ bị cách ly, gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại FSI, nhân sự của chúng tôi đang triển khai nhiều dự án trên cả nước, do đó, dịch bệnh kéo dài sẽ gây áp lực lên cả tất cả đội ngũ nhân viên của chúng tôi khi vừa phải tập trung triển khai công việc theo tiến độ, vừa phải tập trung chống dịch, đảm bảo sức khỏe để không ảnh hưởng đến cả đội bị cách ly cùng.

Giải pháp phát triển doanh nghiệp của FSI trong thời kỳ đại dịch

Với những ảnh hưởng như vậy, FSI có phương án như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Khi nghe tin có dịch bệnh, ngay lập tức Ban lãnh đạo công ty đã họp và lên các phương án kinh doanh khác nhau, đảm bảo ứng phó kịp thời với biến động của thị trường cũng như biến động của dịch Covid .

Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, về chiến lược kinh doanh chúng tôi vẫn bám sát các kế hoạch và chiến lược đã đề ra đầu năm. Còn về chiến thuật, FSI cũng nhanh chóng điều chỉnh lại cách triển khai, và xác lập 3 mục tiêu lớn trong giai đoạn này gồm:

– Thứ nhất là đảm bảo an toàn lao động cho tất cả CBNV và Khách hàng, Đối tác của FSI. Mục tiêu 100% CBNV và khách hàng – đối tác của FSI không ai bị nhiễm Covid do lỗi chủ quan của FSI.

– Tiếp đó là lập danh mục các chi phí có thể cắt giảm và lên lộ trình cắt giảm phù hợp với từng kịch bản kinh doanh chúng tôi đã dựng lên để đối phó với mỗi tình huống xấu nhất của dịch bênh,

– Cuối cùng là rà soát và tối ưu lại mọi mặt của tổ chức FSI như: bộ máy tổ chức, chất lượng nguồn nhân sự, sản phẩm, quy trình sản xuất – bán hàng, quy trình nội bộ, dịch vụ khách hàng, các hoạt động đầu tư, liên minh hợp tác,…để sẵn sàng phản ứng với thị trường ngay sau đại dịch.

FSI đã làm gì để đảm bảo được mục tiêu “đảm bảo an toàn lao động cho tất cả CBNV, khách hàng, đối tác của FSI” trong khi dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay?

Tại FSI chúng tôi luôn đề cao “phòng bệnh hơn chữ bệnh”, nên ngay khi có dịch bệnh, FSI chủ động phòng ngừa dịch theo đúng chỉ đạo của Nhà nước như: phun thuốc khử trùng tại văn phòng làm việc, trang bị nước rửa tay kháng khuẩn, phát khẩu trang miễn phí cho tất cả CBNV, kiểm soát thân nhiệt cho CBNV khi đến làm việc tập trung, hoãn tất cả các chương trình vui chơi, tránh tụ tập đông người như trà đá, cafe, liên hoan,…

FSI nhanh chóng triển khai nhiều phương án trong mùa dịch Covid-19

Đặc biệt, trong thời điểm đỉnh dịch như hiện nay, chúng tôi đã cho nhân sự làm việc online tại nhà để đảm bảo an toàn cho nhân sự của mình, cũng như góp phần đảm bảo an toàn cho cộng động, trong giai đoạn chống dịch căng thẳng.

Như ông có chia sẻ FSI đã lên nhiều kịch bản kinh doanh để thích ứng với điều kiện dịch bệnh, vậy cách FSI xác lập kịch bản kinh doanh như thế nào và với tình hình dịch bệnh như hiện tại, FSI phản ứng ra sao?

Chúng tôi căn cứ trên nhiều yếu tố để xác lập kịch bản kinh doanh như: kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, chi phí, sản phẩm, yếu tố thị trường, tình hình dịch bệnh. Chúng tôi sẽ tiên lượng dịch bệnh kết thúc trong 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm thì tương ứng với đó FSI sẽ chuẩn bị nguồn lực như thế nào để đối phó.

Tình hình dịch bệnh ở giai đoạn hiện tại cũng đã nằm trong các kịch bản FSI đưa ra. Theo đó, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi lập danh sách các khoản mục chi phí hàng tháng và dự kiến phát sinh trong thời gian gần, rà soát và lập danh sách các khách hàng chiến lược sẽ triển khai chăm sóc, phát triển trong thời gian này, các hoạt động chiến lược sẽ đầu tư. Từ đó, chọn lựa  sẽ cắt giảm các chi phí nào, hay nên tập trung vào nhóm khách hàng, hay hạng mục đầu tư nào. Giai đoạn này chúng tôi gọi là “phòng ngự chắc”, nghĩa là dồn tiền để cũng cố, giữ vững nội tại bên trong, thay vì chi tiền quảng cáo, phát triển mở rộng thị trường.

Ông đã chia sẻ về cách lập kịch bản kinh doanh dự phòng rủi ro, vậy trước tình hình dịch bệnh nhiều căng thẳng, FSI  ưu tiên làm gì trong giai đoạn này?

Ở giai đoạn này, chúng tôi tập trung vào tối ưu bộ máy tổ chức bằng cách điều chuyển, sắp xếp lại các vị trí công việc cho phù hợp, tập trung đào đạo online và khuyến khích nhân sự tham gia thêm các khóa học nâng cao kiến thức, kỹ năng khác phục vụ công việc. Đồng thời dành thời gian để tối ưu hệ thống quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu để thuận tiện cho người sử dụng cũng như phù hợp với môi trường chuyển đổi số FSI đang hướng tới.

Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu và cải tiến sản phẩm thế mạnh, đưa thêm các sản phẩm bổ trợ và phù với xu hướng thị trường trong giai đoạn dịch bệnh, cũng như giai đoan sau dịch bệnh. Song song với việc phát triển sản phẩm tự thân, chúng tôi cũng liên kết, hợp tác với các đối tác khác để mở rộng sản phẩm cung cấp cũng như tận dụng được nguồn lực của các bên và cùng nhau phát triển thị trường.

Đặc biệt, đây là thời gian rất thích hợp để chúng tôi đẩy nhanh các hoạt động chuyển đổi số tại chính FSI. Các hoạt động chuyển đổi số đã được FSI áp dụng từ đầu năm 2019, hiện 85% các quy trình nghiệp vụ của FSI đã được đưa lên môi trường số, và trong đợt dịch này nó đã thể hiện những lợi ích rõ rệt của quyết định chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Chúng tôi có thể cho nhân sự làm việc online tại nhà mà không bị gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vừa đảm bảo an toàn cho người lao động, cộng đồng vừa giúp chúng tôi cắt giảm được nhiều chi phí không cần thiết như: văn phòng, điện nước, văn phòng phẩm,…

Có thể thấy FSI đã chuẩn bị rất nhiều phương án để đối phó dịch bệnh, ông có một lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp trong giai đoạn này?

Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề sẽ có những đặc thù riêng, nên không có một công thức chung nào cho tất cả. Khi đối mặt với khủng hoảng, trước hết doanh nghiệp cần bình tĩnh, đánh giá cặn kẽ tình hình nội tại và yếu tố bên ngoài, từ đó xác định kịch bản các tình huống xấu nhất sẽ xảy ra, ở mỗi tình huống đâu là ưu tiên, hay hoạt động cốt lõi mình sẽ phải làm, từ đó tập trung bám sát mục tiêu đề ra.

Đại dịch thì rất nhiều nguy cơ, nhưng trong “nguy hiểm” luôn có “cơ hội”, cái chúng ta lần làm là chuẩn bị sẵn sàng, để có thể “phản công nhanh” khi cơ hội đến.

Rất cám ơn Ông, cùng với các chiến lược đã đề ra và chiến thuật được áp dụng hợp lý trong giai đoạn này, tin rằng FSI sẽ “bứt phá” nhanh chóng sau đại dịch và đạt được các mục tiêu đã đề ra.