Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, y tế là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của chuyển đổi số quốc gia. Nắm bắt được xu thế này, trong thời gian qua, rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc đã tích cực triển khai số hóa tổng thể và mang lại hiệu quả rõ rệt cho người bệnh. Hãy cùng FSI mở ra tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe nhờ số hóa qua bài viết dưới đây! 

Số hóa trong ngành chăm sóc sức khỏe là gì?

Số hóa trong ngành chăm sóc sức khỏe là việc chuẩn hóa thông tin, dữ liệu và hình thành kho dữ liệu khám, chữa bệnh phục vụ công tác quản lý, công tác khám, chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh trước, trong và sau khi thăm khám, điều trị; lưu trữ dữ liệu bản mềm lên cùng một hệ thống để bệnh viện và cơ quan nhà nước quản lý thống nhất. 

Tiêu chí số hóa bệnh viện cần hướng tới đáp ứng 3 không: bệnh viện KHÔNG GIẤY TỜ; KHÔNG XẾP HÀNG KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. Đến nay, theo số liệu từ Báo nhân dân:

  • Gần 100% các bệnh viện tại Việt Nam đều đã số hóa công tác quản lý bệnh viện bằng phần mềm quản lý bệnh viện HIS
  • Hơn 20 bệnh viện đã số hóa thành công công tác chẩn đoán hình ảnh, không dùng phim nhựa trong công tác chẩn đoán và trả kết quả
  • Gần 40 bệnh viện đã số hóa thành công bệnh án điện tử và hoàn toàn không dùng bệnh án giấy
  • Hơn 80% các bệnh viện triển khai ít nhất từ hai phương án thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. 

Điều này chứng tỏ công tác số hóa tổng thể trong các cơ sở, đơn vị thăm khám sức khỏe được đẩy mạnh triển khai và đang là xu hướng tất yếu khách quan của thời đại. 

Thành tựu của số hóa trong ngành chăm sóc sức khỏe

Sau khi thực hiện triển khai số hóa trên quy mô lớn, các đơn vị ngành chăm sóc sức khỏe đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể: 

1. Triển khai thành công khám chữa bệnh từ xa

Tại Việt Nam, cán bộ y tế gặp nhiều áp lực khi mỗi bác sĩ phải phụ trách gần 1000 bệnh nhân. Số hóa không chỉ giúp chia sẻ thông tin, tư vấn, hỗ trợ, hội chẩn từ xa mà còn giúp các cơ sở y tế và y bác sĩ giải tỏa áp lực nặng nề, tránh những rủi ro về truyền nhiễm trong hoàn cảnh thảm họa, thiên tai, dịch bệnh.

Điển hình như tại An Giang, khi dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo số người bị nhiễm bệnh tăng cao, ngành y tế đã số hóa toàn bộ dữ liệu bệnh viện và đẩy lên hệ thống dùng chung của phần mềm hỗ trợ quản lý F0 tại nhà, nhờ đó mà đã giảm tải tại các bệnh viện cũng như bảo đảm sức khỏe an toàn cho người nhiễm. Nhờ số hóa và triển khai khám chữa bệnh từ xa, nhiều người mắc Covid-19 có thể tự điều trị ở nhà, vì hằng ngày các y bác sĩ vấn thực hiện thăm khám, tư vấn trực tuyến về cách ăn uống, điều trị, phòng ngừa lây lan cho người nhà…

Y tế từ xa là giải pháp hiệu quả để giúp chăm sóc sức khoẻ người dân ở vùng nông thông, vùng sâu vùng xa

2. Nâng cao trải nghiệm khám chữa bệnh của bệnh nhân

Nếu như những lần trước phải đi từ khoảng 4 giờ sáng đến xếp hàng, lấy số thứ tự để khám bệnh tại các bệnh viện công cấp tỉnh, trung ương thì giờ đây, bệnh nhân không còn phải đi sớm xếp hàng. Bởi bệnh viện ứng dụng công nghệ thông tin, giúp người bệnh đăng ký, lấy số thứ tự khám bệnh qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. 

Với cách làm mới này, người bệnh chỉ cần có mặt đúng giờ đã đăng ký để gặp bác sĩ. Kết quả cũng được bác sĩ thông báo trên ứng dụng, giúp người bệnh tiện theo dõi sức khỏe. Số hóa thông tin từ hồ sơ bệnh án, kết quả cận lâm sàng đã giúp cho bác sĩ hội chẩn trực tuyến với đồng nghiệp, chuyên gia đầu ngành từ nhiều điểm cầu trong và ngoài viện để kịp thời đưa ra phương án chữa bệnh hiệu quả nhất cũng như hỗ trợ, cập nhật kiến thức thường xuyên cho cán bộ, nhân viên y tế.

3. Triển khai thành công ‘bệnh viện thông minh’

Trung bình mỗi ngày, một bệnh viện tuyến tỉnh tiếp nhận gần 2.000 lượt khám. Số hóa quy trình và số hóa tài liệu tdụng thông minh đã giúp người dân chủ động lấy số thứ tự, đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khỏe, rút ngắn quy trình tiếp nhận, tạo đột phá trong điều trị, chăm sóc người bệnh. Công tác quản trị cũng được bệnh viện số hóa, thực hiện trên phần mềm quản lý.

Số hóa tối ưu quá trình các cán bộ y tế nhập liệu, thống kê số liệu, trích xuất thông tin thủ công hay để theo dõi hệ thống truyền dịch, giám sát sự tuân thủ trong quy trình…; giúp giảm thiểu đáng kể áp lực trước, trong đại dịch và ở giai đoạn ‘bình thường mới’. 

Việc số hoá trong ngành y tế giúp xây dựng bệnh viện thông minh hiệu quả, nhanh chóng

4. Quản lý chặt chẽ dữ liệu bệnh nhân

Đến nay, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã xây dựng Hệ thống phần mềm quản lý tổng thể theo các tiêu chí của một bệnh viện thông minh, gồm: Hệ thống máy chủ, bảo đảm an toàn bảo mật thông tin; hệ thống quản lý thông tin tổng thể bệnh viện; hệ thống lưu trữ, truyền tải và hội chẩn hình ảnh y khoa; hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm; bệnh án điện tử, chữ ký số…

Tại các bệnh viện triển khai số hóa tổng thể, người bệnh có thể đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến; không phải lưu trữ giấy tờ khi đi khám, chữa bệnh, không sợ làm mất các kết quả thăm khám… Người bệnh tương tác với nhân viên y tế bằng các hình thức như tư vấn trực tuyến qua tổng đài chăm sóc khách hàng, tư vấn sức khỏe từ xa qua các tiện ích cộng đồng. Dữ liệu cá nhân được quản lý chặt chẽ, bảo mật, là nền tảng để triển khai hồ sơ sức khỏe toàn dân đúng lộ trình đã đề ra của Bộ Y tế trong thời gian tới.

Dữ liệu lớn có khả năng giúp dự đoán các loại bệnh bùng phát trong tương lai

Mục tiêu của ngành chăm sóc sức khỏe khi triển khai số hóa

Theo Phó Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) Nguyễn Trường Nam: Số hóa mang lại hiệu quả rõ rệt với bệnh viện, người bệnh và cả ngành y tế. Cụ thể:

  • Đối với bệnh viện, số hóa nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý bệnh viện; nâng cao chất lượng khám, chữa và chăm sóc người bệnh; tiết kiệm chi phí, minh bạch hóa hoạt động của bệnh viện; tăng tính cạnh tranh, tính hấp dẫn và sự hài lòng của người bệnh. 
  • Đối với người bệnh, được trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao; được quan tâm và chăm sóc sức khỏe chủ động và tích cực. 
  • Đối với ngành y tế, việc số hóa bệnh viện sẽ hình thành các kho dữ liệu chuyên ngành, các kho dữ liệu về khám bệnh, chữa bệnh, kho dữ liệu về hồ sơ sức khỏe điện tử… Các kho dữ liệu này được kết nối liên thông giữa các cơ sở y tế trên toàn quốc giúp hỗ trợ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh cho người dân. Từ các kho dữ liệu y khoa sẽ hình thành các hệ thống dữ liệu lớn của ngành y tế để từ đó ứng dụng công nghệ số hiện đại như công nghệ dữ liệu lớn (Bigdata), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu Analysis… để phục vụ nghiên cứu khoa học, phân tích mô hình bệnh tật, dự báo…
Việc số hóa bệnh viện sẽ hình thành các kho dữ liệu chuyên ngành, các kho dữ liệu về khám bệnh, chữa bệnh, kho dữ liệu về hồ sơ sức khỏe điện tử… 

Để thực hiện thành công mục tiêu số hóa, ngành y tế đã xác định và chia 3 giai đoạn triển khai. Cụ thể:

Giai đoạn một (trong năm 2022), tập trung thu thập, lưu trữ, quản lý dữ liệu khám, chữa bệnh, bước đầu hình thành kho dữ liệu tập trung về khám, chữa bệnh, tạo cơ sở dữ liệu lõi cho các nền tảng số y tế. Ngành y tế đã ban hành quy định về mô hình nghiệp vụ và cấu trúc thông tin nghiệp vụ để thúc đẩy hoàn thiện và xây dựng mới các nền tảng số y tế thuộc danh mục các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. 

Giai đoạn hai (từ năm 2023 đến 2025), thúc đẩy triển khai: hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh y khoa tiến tới không sử dụng phim nhựa; đăng ký và tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai khám, chữa bệnh không giấy, trong đó hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy. Tất cả dữ liệu sức khỏe người dân được hình thành trong các đợt khám, chữa bệnh sẽ được kết nối và chia sẻ với các kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe theo quy định của pháp luật. 

Giai đoạn ba (từ năm 2025 đến 2030), hoàn thiện số hóa dữ liệu sức khỏe người dân, hình thành kho dữ liệu quốc gia về y tế: hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, hình ảnh số y khoa,… Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải hoàn thành: triển khai hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy, chẩn đoán hình ảnh chỉ sử dụng phim số, người dân có thể đăng ký khám, đăng ký tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các cơ sở khám, chữa bệnh khu vực đô thị đạt tối thiểu 50% tổng giá trị thanh toán viện phí.

Việt Nam đang phát triển và dự kiến ứng dụng rộng rãi hệ thống quản lý sức khỏe cá nhân

Thách thức và giải pháp số hóa trong ngành chăm sóc sức khỏe 

TS. Abinash Virk từ Mayo Clinic (Mỹ) cho rằng: ‘COVID-19 đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ hơn những gì con người hình dung. Một trong những thay đổi đó, có thể nhìn thấy ngay sự cần thiết của chăm sóc sức khỏe từ xa để giám sát và ngăn ngừa lây nhiễm cũng như cung cấp dịch vụ chất lượng cho người bệnh’.

Trong bối cảnh ngành y bị quá tải, nhất là khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các cơ sở y tế không chỉ gặp áp lực về việc số lượng bệnh nhân tăng, bệnh diễn tiến nặng đột ngột, tỉ lệ tử vong cao, thủ tục hành chính rườm rà mà còn ‘đau đầu’ về việc thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Trước những thách thức này thì nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ càng được nhìn nhận rõ rệt hơn.

Đồng hành cùng các đơn vị, cơ sở chăm sóc sức khỏe và bệnh viện trên hành trình xây dựng tổ chức số, FSI – Nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam – đã nghiên cứu, phát triển và đang tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số toàn diện lấy dữ liệu làm trung tâm. Trong đó, giải pháp số hóa tổng thể của FSI với 15 năm kinh nghiệm được đánh giá có năng lực triển khai xuất sắc top 1 thị trường, đã nhận được sự tín nhiệm từ hơn 5500 khách hàng thuộc khối chính phủ, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, bao gồm: DB Schenker Việt Nam, Masterise Group, Mercedes-Benz Việt Nam, Bayer Vietnam, Bosch, Honda Việt Nam, Shopee Việt Nam, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam…

Năng lực số hóa xuất sắc của FSI

Số hóa mở ra cho các đơn vị ngành chăm sóc sức khỏe nhiểu cơ hội, đặc biệt là việc cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khám chữa bệnh của người dân. Hơn thế nữa, số hóa chính là giải pháp hiệu quả nhất trong hiện tại để giảm bớt gánh nặng cho cán bộ ngành y tế – vấn đề tồn đọng từ lâu do quy trình, thủ tục có nhiều điểm hạn chế. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về số hóa trong ngành chăm sóc sức khỏe, góp phần đồng hành và định hướng cho quý bạn đọc phương hướng triển khai số hóa tổng thể trong tương lai! 

Liên hệ FSI ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể và triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp