Trong 10 năm trở lại đây, số hóa đã và đang thay đổi thói quen và hành vi của khách hàng, doanh nghiệp. Ngân hàng là một trong những đơn vị chịu nhiều tác động của làn sóng thay đổi này. Năm 2024 dự kiến sẽ là năm tăng tốc của các tổ chức, doanh nghiệp ngành ngân hàng đầu tư cho công tác số hóa như một chiến lược dài hạn để mang đến những chuyển mình đột phá trong trải nghiệm khách hàng và hiệu suất vận hành. 

Số hóa ngân hàng là gì?

Số hóa ngân hàng là gì?

Số hóa hoạt động ngân hàng là sự kết hợp các công nghệ đang phát triển và công nghệ mới trong các tổ chức dịch vụ tài chính nhằm cải tiến dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, nâng cao năng lực thích ứng với môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt và nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. 

Thực trạng số hóa ngân hàng tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia tiềm năng trong việc xây dựng ngân hàng số 

Số hóa, bao gồm số hóa tài liệu và số hóa quy trình chưa bao giờ là chủ đề hết ‘hot’ trong ngành ngân hàng Việt. Đặc biệt, dưới áp lực cạnh tranh và làn sóng số hóa ngân hàng trên toàn thế giới, buộc các ngân hàng phải nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển nhanh chóng. 

Với cơ cấu 96,5 triệu dân, trong đó 72% người dân sử dụng điện thoại thông minh và 67% triệu người dùng Internet, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho ngân hàng số phát triển mạnh. 

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, 94% ngân hàng đang tiến hành số hóa và chuyển đổi số, trong đó có khoảng 59% ngân hàng bắt đầu triển khai trên thực tế, 42% tổ chức coi đây là chiến lược kinh doanh trong 5 năm tới. 

Phần lớn các ngân hàng Việt Nam số hóa hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp ở mức độ chuyển đổi kênh giao tiếp và số hóa quy trình từ đó xây dựng nền tảng dữ liệu dùng chung. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng gia tăng doanh thu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí, tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo khả năng phát triển đột phá so với đối thủ.

Với quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm và sự thuận tiện, trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ là thước đo, ngành Ngân hàng cần có bước chuyển mình đột phá để chuyển đổi nhanh hơn, bền vững hơn, trong đó không thể thiếu số hóa, tăng cường tự động hoá các quy trình để mang lại sự hài lòng cho khách hàng cũng như chính đơn vị, tổ chức. 

Lợi ích của số hóa ngân hàng 

Ngân hàng là nơi thường có các quy trình với khối lượng lớn, đòi hỏi tính chính xác cao, tuyệt đối, số hóa sẽ giúp ngân hàng tăng năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh, cung cấp khả năng tuân thủ tốt hơn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao trải nghiệm tổng thể của người dùng. Đồng thời, quản lý dữ liệu và tự động hoá quy trình cũng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả nghiệp vụ.

Một số ứng dụng của số hóa tài liệu trong ngân hàng có thể kể đến: 

1. Tạo lập kho dữ liệu số tập trung

Tạo lập kho dữ liệu số dùng chung để lưu trữ hồ sơ khách hàng, báo cáo tài chính, hóa đơn cho ngân hàng

Ngân hàng là nơi thường có số lượng hồ sơ, giấy tờ, thủ tục lớn và quy trình phức tạp, yêu cầu chính xác tuyệt đối. Số hóa tài liệu ngân hàng là giải pháp hữu hiệu để ngân hàng lưu trữ thông tin khách hàng hiệu quả. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước hiện nay có hơn 20 triệu tài khoản cá nhân đang được lưu trữ. Các thông tin khoản vay, thế chấp hay các loại báo cáo tài chính vừa cần phải bảo quản kỹ lưỡng vừa phải thuận tiện trong chia sẻ nội bộ. Số hóa đảm bảo được cả 2 điều kiện trên, giúp thông tin được lưu trữ an toàn, hạn chế rò rỉ và sai sót trong quá trình nhập liệu.

2. Xử lý khoản vay và thế chấp nhanh gọn

Vay tiền mặt tại bưu điện

Theo dự báo nhân sự của Đại học Stanford, lực lượng lao động 2025 sẽ biến đổi để bắt kịp với sự phát triển thần tốc của khoa học công nghệ. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Hiện nay, 93% ngân hàng đang đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ số; 80% đang số hóa các nghiệp vụ cốt lõi của ngân hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí. Việc số hóa tài liệu cho phép ngân hàng bóc tách thông tin khách hàng tự động thay vì nhập liệu thủ công truyền thống – phương pháp đã lỗi thời và bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này giúp ngân hàng tránh lãng phí và tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng hơn. 

3. Quản trị rủi ro hiệu quả

Các giải pháp số hóa tài liệu được tích hợp tính năng đối chiếu thông tin như chữ ký, bản viết tay, chỉ ra điểm khác biệt so với bản gốc để ngăn chặn các hành vi gian lận, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Số hóa đã khắc phục được nhược điểm quan trọng đã từng là vấn đề khiến nhiều ngân hàng đau đầu trong quá khứ. Ngày nay, khi 83% ngân hàng đã và đang triển khai ngân hàng số, việc số hóa dữ liệu lại càng trở nên bức thiết và đóng vai trò hữu hiệu để quản trị rủi ro. 

4. Mở tài khoản ngân hàng cho khách hàng mới nhanh chóng

Mỗi năm, ngân hàng có hàng triệu khách hàng mới, công nghệ số hóa tài liệu giúp ngân hàng bóc tách thông tin khách hàng chính xác, an toàn và tải dữ liệu trực tiếp lên hệ thống, từ đó, hạn chế khả năng sai sót thông tin và giảm áp lực cho các giao dịch viên. 

Trong nền kinh tế số, phương thức hoạt động cũng cần thay đổi từ thủ công, bán tự động sang tự động hoàn toàn trên các hệ thống thông minh. Trong kỷ nguyên 4.0, dữ liệu là chìa khóa để thành công và tự động hóa trở thành cốt lõi của nền kinh tế số. Các ngân hàng đã và đang tiếp tục hành trình số hóa và chuyển đổi số của mình, thành công xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung tiện ích, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng. Đây là chiến dịch xuyên suốt, dài hạn và mang tính chiến lược quan trọng cho mọi ngân hàng trên cuộc đua cạnh tranh.

Đồng hành cùng các ngân hàng Việt trên hành trình xây dựng tổ chức số, doanh nghiệp số, FSI – Nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam – đã nghiên cứu, phát triển và đang tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số toàn diện lấy dữ liệu làm trung tâm. Trong đó, giải pháp số hóa tổng thể của FSI với 15 năm kinh nghiệm được đánh giá có năng lực triển khai xuất sắc top 1 thị trường, đã nhận được sự tín nhiệm từ hơn 5500 khách hàng thuộc khối chính phủ, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, bao gồm: DB Schenker Việt Nam, Masterise Group, Mercedes-Benz Việt Nam, Bayer Vietnam, Bosch, Honda Việt Nam, Shopee Việt Nam, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam…

Năng lực số hóa xuất sắc của FSI

Đa số các ngân hàng hiện nay đã đẩy nhanh quá trình số hóa, tiến tới các giai đoạn cao hơn của lộ trình chuyển đổi số và đạt được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, công tác số hóa và chuyển đổi số vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Hy vọng những thông tin FSI tổng hợp và chia sẻ đã giúp cho bạn đọc có thêm định hướng để xây dựng chiến lược số hóa, chuyển đổi số phù hợp cho đơn vị mình trong tương lai!

Ngân hàng của bạn đã hoàn tất công tác số hóa? Những thay đổi đột phá mà bạn nhận thấy từ số hóa – chuyển đổi số ngân hàng là gì?

Liên hệ FSI ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể và triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Nguồn tham khảo:

Báo Tuổi trẻ

Tạp chí Ngân hàng

VietnamEconomy

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp chuyển đổi dữ liệu dành cho doanh nghiệp Việt hiệu quả nhất hiện nay