Từ xa xưa, con người đã nỗ lực trong việc lưu lại những kinh nghiệm – di sản văn hóa nhằm truyền lại cho thế hệ sau. Ngày nay, sự phát triển của phương tiện lưu trữ đã giảm bớt gánh nặng lưu trữ di sản, mở rộng khả năng lưu trữ, đặc biệt là số hóa di sản đã đóng vai trò quan trọng giúp hồi sinh những di sản văn hóa cổ. Cùng FSI tìm hiểu về số hóa di sản chi tiết hơn qua bài viết dưới đây!

Số hóa di sản là gì?

Số hóa di sản là giải pháp công nghệ mới làm hồi sinh di tích cũ 

Sự phát triển của các phương tiện lưu trữ thông tin như viết, vẽ, phim ảnh,… đã giúp con người phần nào giảm bớt gánh nặng của việc lưu trữ thông tin qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên cả hai phương thức lưu giữ thông tin, bao gồm Lưu trữ thông tin truyền thống (thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật dân gian) và Lưu trữ thông tin hàn lâm(nghiên cứu, sưu tầm, ghi chép) đều đòi hỏi việc liên tục mở rộng khả năng lưu trữ dữ liệu.

Số hóa được coi là bước phát triển cao của lưu trữ và lưu truyền di sản văn hóa. Số hóa di sản văn hóa (SHDSVH) là việc chuyển đổi thông tin (âm thanh, hình ảnh) sang tín hiệu nhị phân được thực hiện bởi thiết bị điện tử (Máy ảnh, camera, ghi âm, máy scan) được lưu trên máy tính. Quan trọng hơn, đây là quá trình chuyển hóa thông tin để chúng ta có thể nhận biết và khai thác thông tin về DSVH qua các hình thức và phương tiện: CSDL số, sản phẩm 3D về di sản, website, email, ảnh KTS, phim, DVD, MP3…

Mục tiêu và lợi ích khi thực hiện số hóa di sản 

Mục tiêu của số hóa di sản 

Số hóa di sản văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa của cha ông

Đầu tháng 12-2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định phê duyệt chương trình “Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030”, nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. 

Chương trình đặt mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2030: 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, 100% các di tích quốc gia đặc biệt, 100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số (ưu tiên số hóa theo nhu cầu sử dụng của xã hội các di tích quốc gia và các hiện vật, nhóm hiện vật tại các bảo tàng, ban quản lý di tích). Cùng với đó, 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

Số hóa di sản văn hóa là một chương trình cần thiết và kịp thời để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa của cha ông.

Lợi ích của số hóa di sản 

Số hóa di sản đem tới nhiều lợi ích thiết thực

1. Thuận lợi trong lưu trữ, bảo quản DSVH

Thuận lợi đầu tiên của việc SHDSVH là lưu trữ. Lưu trữ bảo quản là nhiệm vụ hàng đầu trong việc bảo vệ di sản văn hóa. SHDSVH giúpđảm bảo bảo quản nguyên gốc DSVH trong điều kiện tốt nhất. 

SHDSVH ưu việt ở chỗ giúp hạn chế tối đa các phương tiện lưu trữ, phương pháp lưu trữ vốn cồng kềnh, phiền toái và kém hiệu quả mà các phương tiện truyền thống đòi hỏi phải có. Ngoài ra, SHDSVH còn có thể lưu giữ phần lớn thông tin về mọi loại hình DSVH (âm thanh, hình ảnh, phim) theo một định dạng chung.

2. Thuận lợi trong quảng bá DSVH

Hiện nay các bảo tàng, nhà sưu tập bắt đầu quan tâm đến việc số hóa những bộ sưu tập của mình. Internet đã cung cấp cho họ cơ hội được nghiên cứu, tìm hiểu về hiện vật, DSVH với mức chi phí thấp. Hơn nữa, SHDSVH còn có thể dễ dàng mở rộng không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn là cả thế giới. CNTT giúp cho nhiều đối tượng công chúng chiêm ngưỡng các DSVH không phân biệt biên giới địa lý, tầng lớp xã hội.

3. Thuận tiện trong đánh giá, so sánh

Internet cung cấp công cụ tìm kiếm thông tin không giới hạn, các DSVH được số hóa dễ dàng nhận được sự đánh giá, so sánh với các nguồn dữ liệu DSVH khác, tham gia góp ý từ nhiều chuyên gia đến từ khắp mọi nơi trong cùng thời điểm. Do vậy, SHDSH  có sức ảnh hưởng rộng rãi trong việc nghiên cứu, giáo dục và sự phát triển của văn hóa. 

4. Thuận lợi trong truyền đạt thông tin

Các phương tiện thông tin có liên quan chặt chẽ đến quá trình số hóa. Một mặt, sự giao lưu giữa các cơ quan nghiên cứu và công chúng (thông qua email, website, cổng thông tin, truyền dữ liệu) làm gia tăng đáng kể sự tham gia của công chúng vào việc đánh giá chất lượng của SHDSVH. Mặt khác, việc truyền đạt thông tin nhanh chóng và thuận tiện thúc đẩy sự gia tăng giao lưu giữa các cơ quan nghiên cứu với nhau và tạo ra sự hợp tác phát triển. 

Phương thức số hóa di sản phổ biến hiện nay 

Hai phương thức số hóa di sản phổ biến hiện nay 

Hiện nay có hai phương thức số hóa di sản phổ biến, cụ thể:

  • Kỹ thuật chụp ảnh Photogrammetry

Photogrammetry là kỹ thuật nhằm trích xuất thông tin số liệu đáng tin cậy của các đối tượng tự nhiên và môi trường thông qua các quá trình ghi, đo và giải thích ảnh chụp. 

Ưu điểm: 

– Tối ưu về mặt chi phí cho trang thiết bị và kỹ thuật

– Không cần nâng cấp trang thiết bị thường xuyên

– Hình ảnh chân thực, chất lượng tốt

Nhược điểm:

– Tốc độ quét chậm, không gian hẹp

– Khả năng quét từ xa hạn chế

– Tốn nhiều thời gian 

– Khả năng tự động hóa kém

– Thường bị lỗi khi xử lý bề mặt trong suốt

  • Kỹ thuật quét laser

Quét bằng kỹ thuật laser-triangulation, nghĩa là sử dụng laser-based – một dụng cụ thường được gọi là máy quét laser 3D trên mặt đất. Ngoài máy dò laser 3D, còn có các thiết bị chỉ quét theo chiều ngang hoặc chiều dọc của di tích và không gian, đồng thời có thể được sử dụng để ghi lại các đặc điểm hình học của các đối tượng di sản văn hóa. Các thiết bị này được gọi là máy định hình laze và được sử dụng rất thành công trong việc tạo ra các mẫu đường viền bên trong và các phần của di tích.

Ưu điểm:

– Độ chính xác cao 

– Phạm vi quét rộng không giới hạn 

– Tự động hóa toàn bộ quá trình quét, hạn chế tối đa sai sót, ảnh hưởng đến vật thể

– Tiết kiệm thời gian so với các cách thức quét vật thể khác

– Có thể upload trực tiếp lên nền tảng lưu trữ đám mây Cloud

Nhược điểm:

– Chi phí đầu tư lớn

– Cần thường xuyên cập nhật phiên bản mới cho thiết bị 

– Độ tương phản của tài liệu quét cao hơn so với vật thể thực, tạo cảm giác thiếu chân thực

Trên thực tế, tại thị trường Việt Nam không có nhiều đơn vị triển khai số hóa di sản, đặc biệt là số hóa 3D đảm bảo an toàn, chất lượng hình ảnh tốt, dịch vụ tận tình với chi phí cạnh tranh. 

Doanh nghiệp, tổ chức quản lý di sản nên lựa chọn một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm, nhân sự chất lượng cao, chuyên môn tốt, có khả năng đảm nhiệm nhiều dự án lớn để sử dụng dịch vụ số hóa di sản, số hóa 3D.

Năng lực số hóa của FSI

Dịch vụ số hóa di sản từ FSI tự tin đảm nhiệm các dự án số hóa quy mô lớn, yêu cầu phức tạp, nhờ năng lực triển khai xuất sắc và khả năng tối ưu chi phí, thời gian triển khai dự án, dựa trên ưu thế về công nghệ tiên tiến, đội ngũ 3500 nhân sự giàu kinh nghiệm, cùng quy trình số hóa chuyên nghiệp, bảo mật.

Với 15 năm kinh nghiệm, FSI đã và đang triển khai dịch vụ số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm cho hơn 5500 khách hàng thuộc khối chính phủ, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, bao gồm: DB Schenker Việt Nam, BIC Việt Nam, EVN Hà Nội, Honda Việt Nam, Shopee Việt Nam, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam…

Trong những năm gần đây, số hóa nói chung và SHDSVH nói riêng đã thực sự phát triển và ngày càng có những đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, SHDSVH còn cần định hướng nghiên cứu lâu dài và có những chương trình đào tạo bài bản nhằm thúc đẩy, từng bước xóa nhòa khoảng cách giữa di sản cổ xưa với CNTT hiện đại. 

Liên hệ FSI ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể và triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp