Các doanh nghiệp Việt Nam đang lao đao trước tác động của đại dịch Corona. Số ca mắc virus ngày càng tăng, doanh thu của các ngành, nghề lại giảm sút và vẫn chưa biết đến bao giờ bệnh dịch chấm dứt. Vậy, liệu có giải pháp tối ưu nào cho doanh nghiệp vượt khó trong giai đoạn này.

Thực trạng nền kinh tế trong thời dịch virus corona – Nền kinh tế lao đao vì virus corona 

Dịch Corona đang bùng phát và lây lan với tốc độ cao và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo kết quả khảo sát nhanh, hơn 1.200 doanh nghiệp do Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tiến hành ngày 2-3/3 các doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh.

>> Xem thêm bài viết: 6 chiến thuật phòng ngự – phản công cho doanh nghiệp mùa dịch

Nhiều cửa hàng trước đây rất đông khách hiện giờ phải đóng cửa   

Nhiều cửa hàng trước đây rất đông khách hiện giờ phải đóng cửa   

Trong 2 tháng đầu năm, số liệu của Tổng cục thống kê cũng cho thấy số lượng doanh nghiệp “chết” (tạm dừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, hoàn tất thủ tục giải thể) tăng vọt, với 28.400 doanh nghiệp. 

Theo khảo sát của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách của Thủ tướng Chính phủ) cho rằng, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm hơn 60%, doanh thu giảm từ 20-50% chiếm gần 29%, chỉ có 1,8% số doanh nghiệp nhận được tác động tích cực lên doanh thu do dịch bệnh

Cũng theo khảo sát, nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng thì 74% số doanh nghiệp đã trả lời có nguy cơ bị phá sản do doanh thu không thể bù đắp được chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động, chi trả lãi vay ngân hàng, chi trả mặt bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Số liệu trên cho thấy, virus corona với doanh nghiệp đang diễn biến trầm trọng và để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế có thể có hàng trăm nghìn người mất việc làm, gây bất ổn trong xã hội

Hàng loạt nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe từ virus 

Tính tới thời điểm sáng ngày 22/3 trên thế giới số người nhiễm và chết vì nCoV lần lượt là 286.954 và 11.889. Tại Việt Nam hiện đã có 94 trường hợp mắc virus corona và có 31.659 người cách ly. WHO liệt nó vào một trong những hiểm họa mức độ toàn cầu, cho thấy mức độ nguy hiểm của chủng virut này và sự lây lan nhanh chóng của nó.

Virus corona đã trở thành đại dịch gây ra những ảnh hưởng tiêu cực to lớn 

Virus corona đã trở thành đại dịch gây ra những ảnh hưởng tiêu cực to lớn 

Bộ Y tế có Công văn số 490/BYT-MT ngày 6/02/2020 về việc khuyến cáo phòng chống bệnh viêm đường hô hấp do Virus Corona gây ra. Cũng đó, trong thời điểm dịch bệnh này, bộ Y tế khuyến cáo mọi người tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh và hạn chế ra ngoài các nơi đông người để đảm bảo an toàn cho mình.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, giai đọan này là thời gian cao điểm của nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn thành phố. “Mọi người cần nâng cao cảnh giác, nếu không có việc quá quan trọng thì nên ở nhà càng nhiều càng tốt để tránh dịch bệnh. Chúng ta đang bước vào giai đoạn đầy thử thách và nguy cơ ấn chứa ở nơi công cộng rất cao” 

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vượt khó trước đại dịch Covid

Quả thật, chúng ta không thể biết được chính xác “cơn bão” do virus corona gây ra bao giờ mới thật sự kết thúc. Trước diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp “loay hoay” tìm mọi biện pháp để vừa an toàn sức khỏe cho người lao động mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh các biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ y tế, hơn hết các doanh nghiệp cần một giải pháp giúp họ đảm bảo công việc và đảm bảo an toàn sức khỏe khỏe người lao động. Vì vậy, lúc này bài toán hữu hiệu cho doanh nghiệp chính là chuyển đổi số

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vượt khó trước đại dịch Covid

Chuyển đổi số là ứng dụng những công nghệ số để thay đổi cách làm việc, tự động hoá, mọi thứ lên môi trường số. Chuyển đổi số giải được bài toán nhanh, phản ứng nhanh, thích ứng nhanh và sáng tạo nhanh. Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp như:

  • Chuẩn hóa quy trình làm việc và ổn định hệ thống 
  • Liên kết các phòng ban và thống nhất được hệ thống công việc với nhau
  • Bằng các công cụ tùy chỉnh linh hoạt, việc giao việc và theo dõi công việc trở nên dễ dàng hơn cho người quản lý, đảm bảo an toàn cho dữ liệu doanh nghiệp 
  • Nâng cao hiệu quả, năng suất và tiết kiệm thời gian kinh doanh của doanh nghiệp
  • Tiết kiệm chi phí quản lý vận hành doanh nghiệp
  • Trao đổi công việc mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị (PC, laptop, ipad, mobile)

Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, các doanh nghiệp chủ động ứng dụng chuyển đổi số tỏ ra có lợi thế hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành, bởi có thể chuyển đổi hình thức làm việc nhanh chóng từ tại chỗ sang làm từ xa, làm tại nhà mà công việc không bị gián đoạn ảnh hưởng. 

Ví dụ tại công ty CP đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI đơn vị làm về chuyển đổi số tại Việt Nam, đã ứng dụng chuyển đổi số tại doanh nghiệp mình từ năm 2019, nên khi dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp đã nhanh chóng tái cấu trúc lại mô hình công việc, cho phép nhân sự của mình làm việc online tại nhà ngay ngày thứ 2, khi Việt Nam công bố bùng dịch.

Có thể thấy, chuyển đổi số làm tăng tính hiệu quả cũng như sự cạnh tranh tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao mà còn bảo vệ sức khỏe của khách hàng và cộng đồng. Đại dịch Corona vừa là thách thức mà cũng là cơ hội cho doanh nghiệp. Ngay từ bây giờ hãy tập trung quyết liệt hành động và chuyển đổi nhanh!

Liên hệ tư vấn giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp 

Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI

Website: www.fsivietnam.com.vnwww.sohoatailieu.com

Đăng ký dùng thử giải pháp quản lý công việc online: https://doceye.vn/dang-ky.html

Hotline: 0904 805 255