Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự báo nền kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng trưởng hạn chế, chịu ảnh hưởng lớn từ suy thoái toàn cầu, cùng các tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, với nhiều chính sách về tiền tệ sẽ được thắt chặt. Vậy đâu là những chiến lược thiết thực nhất giúp doanh nghiệp Việt vượt qua cơn bão suy thoái kinh tế? Cùng FSI tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Cơn bão suy thoái kinh tế 2023 càn quét các doanh nghiệp Việt với nhiều thách thức

Theo dự báo mới đưa từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tình hình kinh tế thế giới không mấy sáng sủa khi tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023 sẽ là 2,7%, giảm 0,2% so với dự báo hồi tháng 7/2022, đồng thời báo cáo nhấn mạnh “những điều tồi tệ nhất còn chưa diễn ra, thế giới có thể đối mặt với suy thoái nghiêm trọng”

Thế giới có nguy cơ sẽ phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong thời gian tới

Ở Việt Nam, trong năm 2023, bức tranh suy thoái gắn với lạm phát kinh tế đang xuất hiện đến từ nhiều yếu tố. Đó là áp lực cầu kéo do tổng cầu tăng đột biến từ khi thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục. Nhiều doanh nghiệp chịu áp lực lớn khi chi phí bị đẩy lên do giá nguyên nhiên vật liệu thế giới vẫn ở mức cao và có khả năng tăng trở lại khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế. 

Việc đối diện với lạm phát sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Tác động đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lạm phát kinh tế sẽ tác động mạnh tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân là bởi loại hình doanh nghiệp này tuy năng động nhưng khả năng tài chính giới hạn, hiệu quả quản lý thấp. Ngoài ra, dưới tác động của suy thoái kinh tế, yếu tố đầu vào của các sản phẩm tăng nhanh đồng thời tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường khiến các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lúng túng trong việc tìm kiếm giải pháp. 

Khi lạm phát tăng cao, đời sống khó khăn, hàng hoá dồn ứ do sức mua giảm, khiến bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ ngừng sản xuất, kinh doanh cầm chứng, thu hẹp thị trường, thiếu vốn trầm trọng. Ngoài ra cơ cấu giá cả bị bóp méo, việc phân bổ nguồn lực trở nên không hiệu quả. Lạm phát thúc đẩy các doanh nghiệp ưu tiên hiệu quả chi phí, dẫn đến sa thải nhân viên, giảm lợi nhuận, giảm dòng tiền và hạn chế R&D. 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đối diện với nhiều thách thức trước cơn bão suy thoái kinh tế

Tác động đến các doanh nghiệp quy mô lớn

Trước cơn bão suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp quy mô lớn dễ trở nên lao đao, doanh thu sụt giảm, lợi nhuận thể hiện trên báo cáo thu nhập hàng quý cũng như giá cổ phiếu theo đó giảm sâu. Một số công ty lớn buộc phải giảm hoặc loại bỏ cổ tức của cổ đông. 

Ngoài ra, suy thoái kinh tế có thể làm tăng các khoản phải thu của công ty do vấn đề thanh khoản ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng và doanh nghiệp trong hoặc ngoài chuỗi cung ứng. Những khách hàng nợ tiền công ty có thể chậm thanh toán hơn, không thanh toán được hoàn toàn. Công ty có thể bị buộc phải làm chậm các khoản thanh toán của chính mình.  

Trước sự càn quét của lạm phát kinh tế, nhiều công ty lớn tìm tới các giải pháp như đóng băng quá trình tuyển dụng nhân sự mới, tạm ngừng tăng lương, sa thải nhân viên, cắt giảm chi phí tiếp thị. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ hạn chế tung ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ mới. 

Các doanh nghiệp quy mô lớn dễ lao đao trước suy thoái 

4 chiến lược giúp bảo vệ doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Kiến tạo sự ổn định trong kỷ nguyên đầy biến động

Trong giai đoạn bất ổn này, các doanh nghiệp cần hiệu chỉnh lại các mục tiêu kinh doanh để thích ứng hiệu quả với những rạn nứt kinh tế. Để kiến tạo sự ổn định trong kỷ nguyên lạm phát gia tăng, ba giải pháp trọng tâm cần được chú trọng: 

  • Chi tiêu rõ ràng: Bức tranh chi tiết về tài chính doanh nghiệp, cách thức, địa điểm và lý do tiền luân chuyển. Doanh nghiệp hiểu rõ tiền bị lãng phí ở đâu, cần cắt giảm chi phí nào và xem xét các nguồn tiền dự phòng. 
  • Chú trọng sáng tạo để đổi mới: Đổi mới và sáng tạo “hiện đang là cụm từ kích hoạt hành động trong cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam”. Doanh nghiệp nào đầu tư nhiều vào đổi mới trong giai đoạn đại dịch toàn cầu vừa qua sẽ gặt hái được kết quả kinh doanh cao hơn so với đối thủ. Bởi vậy đầu tư công nghệ mới, tự động hoá các tác vụ lặp lại, tối ưu năng suất làm việc là hướng đi đúng đắn.
  • Nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên: Việc tăng số lượng nhân viên gây tốn kém trong thời kỳ lạm phát còn việc “update” năng lực, kỹ năng làm việc cho đội ngũ hiện tại là một giải pháp tuyệt vời. Đội ngũ nhân viên trung thành và năng lực giỏi có thể giúp doanh nghiệp tăng sức đề kháng trước những khó khăn hiện tại.
4 chiến lược trọng điểm giúp bảo vệ doanh nghiệp trước thời kỳ suy thoái kinh tế

Tạo nhiều nguồn thu 

Chiến lược này cần các doanh nghiệp dám thực hiện những suy nghĩ đột phá để khai thác hiệu quả các nguồn thu mới bằng cách tận dụng cơ sở vật chất hiện có mà không cần đầu tư thêm những khoản ngân sách khổng lồ. Chiến lược đề ra sẽ giúp chuyển từ bán hàng trực tiếp sang cho khách hàng B2B hoặc tăng độ phủ địa lý để tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn, đa dạng vùng miền. 

Việc tái sử dụng quy trình sản xuất cũng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tạo ra đồng thời sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm cũ nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Thay vì chỉ bán các khóa học dạy thêu, dạy may vá, thì doanh nghiệp có thể bán thêm những bộ sản phẩm thêu tay theo chủ đề với đầy đủ nguyên vật liệu. 

Thu hẹp thị trường

Dù doanh nghiệp có thể vẫn an toàn vì không thuộc các ngành hàng thiết yếu, ít chịu ảnh hưởng bởi suy thoái, doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với “mức độ khan hiếm” nhất định. Thu hẹp thị trường chính là thay đổi các sản phẩm dịch vụ hiện có để đáp ứng nhu cầu cụ thể hơn của người dùng, trở thành lựa chọn thiết yếu cho nhu cầu đó.

Ví dụ: Thay vì chỉ kinh doanh đồ ăn văn phòng, chúng ta có thể thay đổi định hướng để trở thành kinh doanh đồ ăn healthy, đồ ăn giảm cân cho dân văn phòng. Thay vì một tiệm bánh đa dạng, hãy trở thành một tiệm bánh không chứa gluten.

Việc thu hẹp thị trường chính là hướng đi đúng đắn nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Tăng tốc chuyển đổi số và tận dụng giá trị từ dữ liệu

Giá trị của chuyển đổi số và dữ liệu trong thời kỳ suy thoái

Trước những tác động tiêu cực đến kinh tế, thị trường, suy thoái kinh tế đã phá vỡ trạng thái cân bằng cung và cầu, gây ra những làn sóng chấn động khắp nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng tốc độ chuyển đổi số là một chiến lược cần được ưu tiên, nhằm thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh, giúp tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng quản lý tạo nên sức đề kháng để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. 

Trong đó, việc ứng dụng công nghệ để xử lý, khai thác, tận dụng giá trị của dữ liệu được nhiều doanh nghiệp ưu tiên đầu tư triển khai xuyên suốt hành trình chuyển đổi số. 

Làm chủ dữ liệu là chìa khoá đưa doanh nghiệp bước ra khỏi cơn bão suy thoái

Nhờ quản trị và khai thác tốt nguồn dữ liệu, doanh nghiệp dễ dàng nắm được hiệu suất làm việc của từng nhân sự, từ đó đưa ra kế hoạch cân nhắc, khen thưởng, đào tạo, hoặc quyết định cắt giảm hợp lý. Đồng thời, dữ liệu cũng chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường để có kế hoạch đối phó phù hợp trước những trường hợp bắt trắc. 

Để làm chủ dữ liệu và tiến hành chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả, số hóa dữ liệu hay tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung của toàn doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng đóng vai trò nền tảng. Số hoá tài liệu hiện có giúp doanh nghiệp từng bước xây dựng kho lưu trữ số dùng chùng, phục vụ quá trình tận dụng tối đa giá trị của dữ liệu. 

Giải pháp số hoá tạo lập cơ sở dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp từ FSI 

Với vị thế nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, FSI đã đem đến giải pháp số hoá tài liệu tổng thể, với khả năng chuyển đổi đa dạng các loại tài liệu từ hồ sơ kinh doanh, hồ sơ nhân sự, hồ sơ khách hàng, chứng từ kế toán, hợp đồng mua sắm… đáp ứng mọi yêu cầu kích thước từ A5 cho đến A0.

Dịch vụ số hóa tài liệu dành cho khối doanh nghiệp của FSI bao gồm trọn vẹn từ dịch vụ Chỉnh lý tài liệu, Scan tài liệu, tới Nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu chuyên nghiệp với kinh nghiệm 15 năm thực thi các dự án số hóa đa dạng quy mô cùng độ phức tạp cao, đã thành công chuyển đổi hàng triệu trang tài liệu với độ chính xác của hồ sơ điện tử lên tới 99,99%. 

Năng lực số hóa tài liệu xuất sắc từ FSI

Với hơn 100 chuyên gia đầu ngành, hơn 3500 cộng tác viên được đào tạo bài bản, cùng ưu thế của đơn vị làm chủ các công nghệ số hóa tiên tiến như OCR, ICR, OMR, ADRT và là đối tác phân phối độc quyền chính thức thiết bị số hoá, máy scan của các thương hiệu hàng đầu thế giới như Plustek, Kodak, Contex,… FSI hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí, thời gian và nhân lực trong quá trình triển khai số hóa tài liệu. 

Đồng thời, FSI ứng dụng quy trình triển khai chuyên nghiệp và khả năng bảo mật đạt tiêu chuẩn quốc tế về an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013, tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015, doanh nghiệp có thể yên tâm số hoá cả những hồ sơ mang tính bảo mật cao.      

Sau cùng, với hệ sinh thái giải pháp trọn vẹn từ tạo lập tới khai thác dữ liệu số của FSI, các tài liệu sau số hoá sẽ được cung cấp các công cụ cho phép lưu trữ, xử lý, khai thác hiệu quả, ứng dụng nhanh nhất vào quá trình vận hành của doanh nghiệp.

Đối mặt với cơn bão suy thoái kinh tế là điều mà các doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị sẵn sàng thay vì tìm cách né tránh. Hy vọng với các chiến lược đã chia sẻ, bạn đã có thêm nhiều gợi ý quan trọng để xây dựng kế hoạch kinh doanh và hành động phù hợp, tăng tốc số hóa, chuyển đổi số, khai thác dữ liệu số nhằm hướng tới những kết quả tích cực cho doanh nghiệp mình trong nửa sau của năm 2023.