Trong giai đoạn công nghệ số phát triển, hoạt động chuyển đổi số trong ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả xử lý quy trình mà còn tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Để các dịch vụ ngân hàng có thể đáp ứng được với nhu cầu trải nghiệm của từng cá nhân, các ngân hàng số tại Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số hơn nữa và chủ động nắm bắt các cơ hội.

Tác động của chuyển đổi số đến ngành ngân hàng 

Tác động của chuyển đổi số đến ngành ngân hàng 

Tác động của chuyển đổi số đến ngành ngân hàng

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích không tưởng mà chuyển đổi số đã và đang mang lại, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng. Những tác động của chuyển đổi số trong ngân hàng có thể kể đến như:

–    Nâng cao trải nghiệm khách hàng: hiểu biết sâu sắc hơn vể khách hàng, mối quan hệ số và các điểm tiếp xúc của họ

–    Cải thiện hiệu quả vận hành ngân hàng số: số hóa các quy trình nghiệp vụ trong ngân hàng, cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên

–    Tạo lập mô hình kinh doanh số: Việc kinh doanh cũng như dịch vụ công tác tại ngân hàng được điều chỉnh theo hướng số hóa, các mảng kinh doanh số mới và toàn cầu hóa số.

Cơ hội doanh thu cho ngân hàng số

Chuyển đổi số trong ngân hàng sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích về tăng trưởng doanh thu. Một nghiên cứu từ tháng 10/2016 do hai chuyên gia  Kristin Moyer và David Furlonger tiến hành về 10 cơ hội doanh thu số cho các ngân hàng (10 Digital Revenue Opportunities for Banks) cũng chỉ ra rằng: Rất nhiều ngân hàng đặt trọng tâm vào dữ liệu của ngân hàng và việc phân tích để bán thêm/ bán chéo, và/hoặc hợp tác với các đơn vị để tăng doanh thu. Theo báo cáo, các CEO ngân hàng và CIO kỳ vọng doanh thu số này sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tiếp theo (2016-2021) và các CIO cần giữ vai trò lãnh đạo trong việc xác định, tìm kiếm và thúc đẩy các doanh thu tăng trưởng số. 

Ngân hàng số tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển

Ngân hàng số tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển

Ngân hàng số tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển

Sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số trong những năm gần đây này đã giúp hệ thống ngân hàng số tại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tới mọi người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Có thể thấy rằng chuyển đổi số trong ngân hàng cũng đang là một vấn đề đang được các ngân hàng quan tâm khi có tới 92% ngân hàng xây dựng chiến lược phát triển về ứng dụng trên Internet và thiết bị di động, 64% quan tâm đến chiến lược công nghệ điện toán đám mây, 48% đề cập đến chiến lược tự động hóa lao động tri thức và 16% chú ý đến chiến lược Internet vạn vật.

Mặt khác, để chuyển đổi số trong ngân hàng thành công, nhiều ngân hàng số tại Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT (internet kết nối vạn vật) cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ của ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng internet. Điển hình trong số đó có thẻ kể đến như: Live bank của TPBank, E-Zone của BIDV, dịch vụ NH số Timo của VPBank,… hay mobile baking – một dịch vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua thiết bị di động mà nhiều ngân hàng hiện nay đang sử dụng.

Từ đây có thể thấy rằng, các ngân hàng số tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để chuyển đổi và phát triển. Và chắc hẳn không ai muốn là kẻ đến sau trong cuộc chạy đua về chuyển đổi số trong ngân hàng cả.

Chuyển đổi số trong ngân hàng là lấy khách hàng làm trọng tâm và quan tâm đến hạ tầng công nghệ

Ngân hàng số tại Việt Nam cần lấy khách hàng làm trọng tâm

Ngân hàng số tại Việt Nam cần lấy khách hàng làm trọng tâm

Ngân hàng số tại Việt Nam cần lấy khách hàng làm trọng tâm

Nhiều chuyên gia đầu ngành nhận định rằng, lấy khách hàng làm trọng tâm là điều mà các doanh nghiệp cần chú trọng bới thực tế, dân số Việt Nam hiện nay có hơn 96 triệu người, trong đó tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh chiếm hơn 55% dân số, khoảng 45,8 triệu người có tài khoản ngân hàng thì tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam là rất lớn nếu có những biện pháp áp dụng hiệu quả. Để làm được điều đó, ngân hàng cần hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng.

Theo đó, lấy khách hàng làm trọng tâm trong công tác chuyển đổi số trong ngân hàng nhằm đem lại giá trị cho khách hàng là bí quyết thành công. Các ngân hàng cũng cần quan tâm phát triển song song năng lực nền tảng và xây dựng trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, chủ động thay đổi trải nghiệm khách hàng ngay tại thời điểm hiện tại chứ không chờ đợi triển khai xây dựng các năng lực nền tảng.

Các ngân hàng số tại Việt Nam cũng cần tập trung triển khai điểm đối với phân khúc khách hàng được lựa chọn; linh hoạt trong cấu phần giao tiếp với khách hàng và cải thiện năng lực nền tảng số một cách liên tục dù việc này đòi hỏi rất nhiều nguồn lực…

>> Xem thêm bài viết: Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp 2020

Chuyển đổi số trong ngân hàng là quan tâm đến hạ tầng công nghệ

Chuyển đổi số trong ngân hàng là quan tâm đến hạ tầng công nghệ

Chuyển đổi số trong ngân hàng là quan tâm đến hạ tầng công nghệ

Bên cạnh việc tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng thì công nghệ cũng là điều mà các ngân hàng số tại Việt Nam cần lưu ý. Bởi công nghệ số không chỉ giúp nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ truyền thống như dịch vụ thanh toán, huy động vốn, cho vay, chuyển khoản… mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. Một ví dụ tiêu biểu chính là sự ra đời của những đồng tiền kỹ thuật số, bitcoin ,…

Việc tập trung vào công nghệ và nâng cao trải nghiệm khách hàng được coi là hai mắt xích quan trọng liên kết với nhau. Công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng và trải nghiệm khách hàng giúp ngân hàng đánh giá được công nghệ nào phù hợp để áp dụng.

D-IONE là giải pháp chuyển đổi số thông minh giúp các ngân hàng xây dựng nền tảng chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả. D-IONE giúp các ngân hàng số có thể triển khai xử lý, tạo lập cơ sở dữ liệu lớn, chất lượng cao trong thời gian ngắn với chi phí tiết kiệm, giảm thiểu các công tác nghiệp vụ liên quan đến giấy tờ đăng ký (tài khoản, thanh toán, vay vốn,…), tìm kiếm thông tin người dùng. Đồng thời, là hệ thống quản lý thông tin, số liệu giúp nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí vận hành và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Hệ thống D-IONE bao gồm nhiều mô đun, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về số hóa như: Quy trình số hóa tổng thể theo từng bước; Quét tài liệu, nhận dạng trích xuất thông tin; Chuẩn hóa dữ liệu, tạo lập dữ liệu và CSDL; Xử lý logic dữ liệu. Với D-IONE, việc xay dựng nền tảng số hóa cho ngân hàng không còn là nỗi lo.

Các bước chuyển đổi số trong ngân hàng cần để tâm

Bước 1: Đánh giá việc sử dụng công nghệ của ngân hàng

Để chuyển đổi số trong ngân hàng thành công, trước đó các ngân hàng cần phải đánh giá được chi phí và hiệu quả hoạt động của các ứng dụng và công nghệ hiện có. Công việc này nhằm giúp ngân hàng nhận biết được những yếu kém về công nghệ hiện có và có công tác để xuất để giảm thiểu lãng phí về tài chính. Với sự phát triển của nền tảng số, hiện này có rất nhiều phần mềm/ứng dụng giúp phân tích dữ liệu tự động giám sát và quản lý công nghệ trên hệ thống, có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề khi vận hành, tối ưu hóa chi tiêu cho công nghệ.

Bước 2: Đơn giản hóa cơ sở hạ tầng, ứng dụng và quy trình 

Việc sử dụng những hệ thống công nghệ dư thừa hay ít sử dụng chỉ đang làm tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng, giảm hiệu quả và làm trì trệ khả năng đổi mới. Vì vậy, việc đơn giản hóa cơ sở hạ tầng, ứng dụng và các quy trình một cách hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng thiết kế lại để phù hợp với mô hình ngân hàng số toàn diện.

Bước 3: Sử dụng các nền tảng module để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngân hàng

Các nền tảng module tích hợp các giao diện lập trình ứng dụng cũng đóng góp vào quá trình tích hợp hệ thống ngân hàng với nền kinh tế giao diện lập trình ứng dụng. Ngân hàng cũng có thể lựa chọn các module và giao diện lập trình ứng dụng dựa trên các ưu tiên kinh doanh của mình và tốc độ hiện đại hóa mong muốn.

Bước 4: Áp dụng các ứng dụng dựa trên kinh nghiệm có được.

Ngân hàng có thể dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về hành vi và cách sử dụng của khách hàng để tiếp tục đổi mới các dịch vụ và tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Các nền tảng khoa học phân tích dữ liệu có thể giúp đơn giản và tối ưu hóa việc áp dụng dữ liệu lớn thông qua cung cấp các giải pháp phân tích tích hợp sẵn và dễ sử dụng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Bước 5: Xây dựng các ứng dụng mới có thể hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, danh mục sản phẩm và kênh phân phối mới.

Các ngân hàng cần tập trung áp dụng các ứng dụng ngân hàng mới, thông minh, nhằm tạo ra lợi thế người đi đầu trong ứng dụng công nghệ số. Việc phát triển các ứng dụng đổi mới và thông minh cho phép ngân hàng thu hút được các phân khúc khách hàng mới nhằm tạo ra kênh thu nhập mới.