Trong bối cảnh Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất – kinh doanh – khởi nghiệp dần được được khôi phục. Chính vì vậy, việc thúc đẩy nền kinh tế số là một yếu tố quan trọng quyết định hình thành nền tảng tăng trưởng mới cho quốc gia. Trong đó, các giải pháp chuyển đổi số toàn diện là lời giải cho bài toán kinh tế số này.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam
Đại dịch Covid đác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế toàn cầu
Theo dự báo cập nhật ngày 14 tháng 4 năm 2020 của IMF, nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 3% trong năm 2020 thay vì tăng trưởng 3,3% như dự báo trước đó được đưa ra vào tháng 1 năm 2020. Với quy mô GDP toàn cầu năm 2019 là gần 87 tỷ đồng, tác động của dịch Covid 19 sẽ làm cho nền kinh tế thế giới mất khoảng 5.400 tỷ đô la, tương đương với GDP của Nhật Bản – nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới.
Mặc dù Việt Nam là một trong ít những quốc gia kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, mức tăng trưởng kinh tế dương. Tuy nhiên, IMF cũng dự báo GDP của Việt Nam năm 2020 cũng chỉ tăng trưởng 2,7% so với mực 6,7% trước đó. Kinh tế trong nước liên tục chứng kiến những diễn biến khó kiểm soát của dịch COVID-19 khi bùng phát trở lại và những tác động nặng nề ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội ngày càng rõ nét hơn.
Chuyển đổi số là ưu tiên cho sự phục hồi kinh tế thúc đẩy tiến tới nền kinh tế số
Chuyển đổi số là bước đi tất yếu để khôi phục kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế số
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. “Khoảng thời gian ngừng nghỉ này là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận nền kinh tế số, từ đó làm việc hiệu quả hơn, giúp chúng ta đi gần hơn với nền kinh tế số của thế giới” – PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh – giảng viên cao cấp Học viện Tài chính chia sẻ.
Việt Nam có 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tìm cách chuyển đổi số để đưa sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường, tăng so với mức 32% của năm 2019, tập trung vào nâng cấp phần cứng công nghệ thông tin, công nghệ đám mây và an ninh mạng. Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đóng góp vào GDP từ 24 tỷ đến 30 tỷ USD năm 2024 và góp phần phục hồi kinh tế hậu Covid-19, tạo nền tảng phát triển nền kinh tế số.
Theo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam đạt 9 tỷ USD vào năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 cũng chỉ ra rằng, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm tới nếu chúng ta chuyển đổi số thành công.
Dữ liệu là chìa khóa của quá trình chuyển đổi số
Nền kinh tế số có cách tổ chức dữ liệu theo hướng tập trung, tất cả trên cloud (công nghệ đám mây) và có khả năng liên kết mạnh, đa chiều. Nói cách khác, đó là “phiên bản số” của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong không gian mạng. Phiên bản số này muốn đầy đủ, chính xác, tin cậy thì phải thường xuyên được cập nhật dữ liệu. Các giải pháp chính cho vấn đề này bao gồm:
– Số hoá và tự động hóa quy trình nghiệp vụ: Số hoá và tự động hóa quy trình nghiệp vụ (Digital Process Automation) giúp doanh nghiệp chuyển quy trình công việc truyền thống sang môi trường không giấy tờ, phối hợp hoạt động xuyên suốt giữa các phòng ban, rút ngắn thời gian xử lý và truy xuất các tài liệu liên quan nhanh chóng. Bên cạnh đó, tự động hóa quy trình cho tạo điều kiện thuận lợi cho những người liên quan có thể làm việc di động mọi lúc, mọi nơi, không bị ràng buộc về vị trí địa lý.
– Số hóa dữ liệu doanh nghiệp: Hoạt động này được hiểu là việc ứng dụng công nghệ vào công tác lưu trữ và đồng bộ thông tin, dữ liệu của toàn bộ doanh nghiệp. Tạo ra một cơ sở hạ tầng trên nền tảng số, giúp doanh nghiệp giảm tải việc lưu trữ giấy tờ, dữ liệu, thông tin bằng phương pháp thủ công gây tốn kém chi phí. Ngoài ra, công tác phối hợp xử lý vấn đề giữa các bộ phận, phòng ban cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn thông qua phương thức chia sẻ thông tin, tài liệu trên nền tảng kỹ thuật số.
– Tối ưu hóa công việc của nhân viên: Ứng dụng những thành tựu của cách mạng Công nghiệp 4.0 như các loại máy móc, robot hoặc phần mềm quản lý thay thế con người, giúp doanh nghiệp tốn ít chi phí và nguồn nhân lực. Từ đó, nhân viên có nhiều thời gian tập trung cho công việc, phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.
Dựa trên những giải pháp này, tại buổi Hội thảo “Kinh tế số – Tác động, cơ hội và khả năng tận dụng của Việt Nam”, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI đã trình diễn và vận hành 04 sản phẩm chủ lực của mình gồm: Hệ thống số hóa D-IONE, Phần mềm quản lý tài liệu DocEye, Công nghệ nhận dạng và trích xuất thông tin tự động IONE và Phần mềm chuyển đổi số của doanh nghiệp L-IONE.
04 giải pháp chuyển đổi số là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp phục hồi và tiến tới nền kinh tế số
Các giải pháp của FSI đều được xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013 và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015, tích hợp công nghệ nhận dạng bóc tách thông tin tự động IONE, công nghệ nhận dạng chữ viết tay H-IONE, các công nghệ số: machine learning, deep learning, AI,…. cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu lớn và quản lý, khai thác dữ liệu nhanh chóng, giúp tiết kiệm 80% thời gian, chi phí so với các phương pháp số hóa truyền thống.
4 giải pháp chuyển đổi số của FSI không chỉ thay đổi phương thức số hóa tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp mà còn thiết lập một quy trình quản lý linh hoạt, chặt chẽ bao gồm: quản lý công việc, quản lý dự án, quản lý tài liệu, quản lý nhân sự, quản lý tài chính,…giúp quản lý công việc chủ động, hiệu quả hơn.
Từ một nhà cung cấp các giải pháp số hóa, chuyển đổi số, FSI đang liên kết với các nhà công nghệ có giải pháp thu thập dữ liệu từ các thiết bị IoT để tích hợp 2 tập hợp dữ liệu này để hợp thành “Nguồn tài nguyên dữ liệu của nền kinh tế số”. Khi đã xây dựng được nguồn tài nguyên này, người ta có thể áp dụng mọi phương án khác nhau để xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ đó bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, trở thành giải pháp tối ưu để phục hồi kinh tế hậu dịch Covid-19. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam có thể tận dụng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Những giải pháp chuyển đổi số tại các doanh nghiệp hứa hẹn sẽ là bước đệm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số tại Việt Nam.