Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đau đầu giải bài toán hóc búa nhân sự nhảy việc hàng loạt, từ bỏ công việc dễ dàng vì căng thẳng, áp lực. Giữa thời kỳ kinh tế đầy biến động, hiện tượng chảy máu chất xám ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra các chiến lược giữ chân nhân sự hiệu quả để giải quyết triệt để tình trạng vụt mất nhân tài. Cùng FSI điểm qua những bí quyết giữ chân nhân tài thời kỳ suy thoái kinh tế mà mọi phòng HR cần biết. 

Tình trạng nhân sự nghỉ việc hàng loạt tại nhiều doanh nghiệp

Trong thời điểm hiện tại, làn sóng nhảy việc khiến phòng nhân sự của nhiều doanh nghiệp trở nên bối rối. Theo báo cáo từ McKinsey and Co sau khi tiến hành khảo sát hơn 13.000 nhân viên trên thế giới: 

  • Hơn 4 triệu nhân viên đã nhảy việc mỗi tháng trong xuyên suốt năm 2022. Cho đến đầu năm 2023 hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
  • Một số lĩnh vực đang bị rơi vào tình trạng chảy máu chất xám: hơn 60% người lao động nhảy việc trong lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ và tài chính và bảo hiểm. 54% người lao động từ các công việc trong ngành chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. 
  • Hiện có khoảng 40% lao động cân nhắc từ bỏ công việc hiện tại trong vòng 3 – 6 tháng tới.  
Suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng tới làn sóng nhảy việc của nhân sự toàn cầu và tại Việt Nam

Theo Michael Page Việt Nam, trong năm 2022 khi nền kinh tế có phần ổn định thì tỷ lệ nhân sự chủ động nghỉ việc vẫn lên tới 19%, gần gấp đôi mức 11% vào năm 2019. Theo báo cáo xu hướng nhân tài vào năm 2023 của công ty này, 56% nhân sự được hỏi khẳng định rằng họ đã chủ động tìm kiếm công việc mới và đang lên kế hoạch tìm kiếm công việc mới trong vòng 6 tháng tới. Như vậy, nhìn chung tại Việt Nam, cứ 2 người thì có 1 người đang tìm kiếm công việc mới. Tình trạng nhảy việc của nhân viên ảnh hưởng rất lớn tới quá trình vận hành doanh nghiệp đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế suy thoái. 

Chiến lược giữ chân nhân tài hiệu quả cho doanh nghiệp giữa thời kỳ suy thoái kinh tế

Đảm bảo thu nhập cạnh tranh

Để đảm bảo được thu nhập cạnh tranh của nhân viên chúng ta cần hiểu rõ ràng về khái niệm này. Mức lương cạnh tranh có thể hiểu là mức lương tương đương hoặc cao hơn với tiêu chuẩn trong ngành. Đó cũng có thể là mức lương vừa phải nhưng tập trung vào phúc lợi và hoạt động phát triển nhân viên. 

Khi một nhân viên giỏi quyết tâm đóng góp và tạo ra được những giá trị nhất định với công ty thì họ luôn mong muốn có thể nhận lại được những lợi ích mà bản thân xứng đáng. Chính bởi vậy đảm bảo được thu nhập cạnh tranh chính là chiến lược tiên quyết đóng vai trò then chốt đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng. 

Doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng cơ chế trả lương sao cho phù hợp với khả năng của nhân viên dựa trên công thức 3P: Vị trí (Position), Năng lực (Person) và Hiệu suất làm việc (Performance). Ngoài ra người quản lý cũng cần phải chú trọng đến việc review mức lương định kỳ cho nhân viên để họ có lý do ở lại làm việc, tiếp tục cống hiến.  

Đảm bảo đãi ngộ và thu nhập xứng đáng trong bối cảnh suy thoái là chiến lược cốt lõi để giữ chân nhân tài

Trao quyền cho nhân viên

Khi bị bó buộc, giám sát quá mức thì nhân sự rất dễ bị căng thẳng, áp lực, ảnh hướng tới hiệu suất làm việc. Bởi vậy việc trao quyền cho nhân viên sẽ giúp tạo được sự tự chủ trong công việc. Mỗi nhân viên khi được  trao quyền hạn, không gian và tài nguyên tương ứng để hoàn thành công việc thì họ có thể tự tin sáng tạo, đóng góp trong các cuộc họp. 

Việc quản lý trao quyền cho nhân viên giúp mỗi nhân viên cảm thấy được tin tưởng và có ý thức trách nhiệm lớn hơn với công việc của mình. Khi ở thế chủ động, nhân viên dễ cảm thấy hài lòng với công việc và tổ chức của mình hơn. Từ đó, khả năng cam kết gắn bó lâu dài và khả năng cống hiến cũng được củng cố và nâng cao. 

Trao quyền là cách để thể hiện sự tin tưởng với nhân sự và giúp tăng sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp

Công nhận và khen thưởng

Theo khảo sát của Forbes, khi nhân viên thường xuyên được khen thưởng sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn và hiệu suất công việc cũng theo đó nâng cao. 

Nhà triết gia Marcus Tullius Cicero từng nhận định: “Chúng ta đều lấy động lực từ mong muốn được khen ngợi, và người càng giỏi càng khao khát lời khen.” Khi được khen thưởng, nhân viên có điều kiện để thấy rõ được sự phát triển trong sự nghiệp của chính mình. Các chính sách đó sẽ giúp nhân viên cảm thấy được doanh nghiệp trân trọng và có thêm động lực phát huy thế mạnh, nâng cao hiệu suất làm việc.

Hiện nay có nhiều phương pháp có thể áp dụng để đánh giá và khen thưởng nhân viên dựa trên: 

  • Các chỉ số KPIs, OKRs
  • Sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC
  • Đánh giá 360 độ hay sử dụng các phần mềm đánh giá hiệu suất nhân viên. 

Đánh giá dựa trên khung năng lực cụ thể sẽ giúp nhân viên có động lực và hiểu cần làm gì để đạt tới mục tiêu. Điều này càng khẳng định thêm chiến lược “công nhận và khen thưởng” sẽ đóng vai trò quan trọng giúp giữ chân nhân viên hiệu quả trong thời kỳ suy thoái kinh tế. 

Quan tâm và hỗ trợ đời sống tinh thần, sức khỏe của nhân viên 

Bên cạnh các khoản lương cạnh tranh, mức thưởng hấp dẫn thì việc chăm lo đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên cũng là chất kết dính hiệu quả giúp giữ chân nhân sự thời kỳ suy thoái. Việc chăm sóc đời sống tinh thần và sức khỏe sẽ giúp nhân viên đạt tới sự cân bằng giữa những công việc phải làm và nhiệm vụ chăm sóc bản thân. Nhờ vậy, áp lực công việc, cuộc sống sẽ được giảm đáng kể, hiệu suất làm việc sẽ được tăng lên, nâng cao lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. 

Doanh nghiệp có thể tập trung chăm sóc đời sống tinh thần và sức của nhân viên thông qua một vài giải pháp cụ thể: 

  • Tổ chức các hoạt động ý nghĩa cho nhân viên và gia đình nghỉ ngơi thư giãn: tổ chức du lịch, tổ chức ngày hội gia đình, tổ chức ngày Tết thiếu nhi cho con cái cán bộ nhân viên,…
  • Tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự trong công ty
  • Cung cấp cho nhân viên thời gian nghỉ phép phù hợp để nhân viên có thời gian “tái tạo năng lượng” sau những ngày tháng chạy KPI, chạy số, chạy deadline mệt mỏi. 

Việc chăm sóc đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên là thiết yếu để giữ chân nhân sự trong mọi bối cảnh, và càng cần chú trọng hơn trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Chăm sóc đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên càng quan trọng hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Tạo cơ hội để nhân viên phát triển tối đa

Một nhân viên mẫu mực và có chí tiến thủ sẽ không bao giờ chấp nhận việc bản thân giậm chân tại chỗ. Bằng lòng với vị trí và công việc hiện tại không phải mục tiêu sụ nghiệp của một nhân tài. Bởi vậy để có thể giữ chân một nhân viên giỏi, có năng lực, việc tạo cơ hội học hỏi, phát triển và thăng tiến đóng vai trò quan trọng. 

Để nhân viên phát huy cũng như nâng cao tối đa năng lực, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến lược sau: 

  • Chú trọng tổ chức các hoạt động đào tạo nhân sự bằng cách cử đi học hoặc tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu để bồi dưỡng tài năng
  • Đề bạt nhân sự có năng lực vào vị trí phù hợp trong các dự án quan trọng, đặc biệt để họ có thể phát huy tối đa khả năng vốn có
  • Luân chuyển nhân sự giỏi sang các phòng ban hoặc các chi nhánh phù hợp với khả năng và trình độ nhân sự để nhân sự ngày càng phát triển. 

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng một lộ trình thăng tiến cụ thể, rõ ràng với từng giai đoạn, mốc thời gian cụ thể. Một khi nhân viên nhận thấy được doanh nghiệp đang nỗ lực tạo cơ hội cho họ phát triển, họ cũng sẽ thêm phần trân trọng và gắn kết với doanh nghiệp hơn, dù trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái khó khăn hay kinh doanh thuận lợi.

Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và hiện đại

Một môi trường cạnh tranh lành mạnh là môi trường mà mỗi nhân viên nuôi dưỡng được động lực làm việc, thể hiện thế mạnh và duy trì tâm trạng vui vẻ. 

Môi trường làm việc lý tưởng là môi trường làm việc có không gian mở, có hoạt động thư giãn sau giờ làm, là môi trường làm việc với đồng nghiệp thân thiện, chia sẻ cùng nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình hoàn thành công việc, thậm chí là chia sẻ và tìm hướng giải quyết cho những vướng mắc trong cả công việc lẫn cuộc sống. Từ đó, nhân sự luôn cảm thấy được hỗ trợ tại chỗ làm và thêm gắn bó với các cộng sự cũng như với doanh nghiệp.

Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh giúp duy trì sự gắn kết giữa các nhân sự và doanh nghiệp

Bên cạnh đó, môi trường làm việc hiện đại là môi trường làm việc được ứng dụng công nghệ cao, sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc tiên tiến giúp tối ưu hoá thời gian và hiệu suất làm việc của nhân sự, loại bỏ các nghiệp vụ thủ công và các quy trình truyền thống không còn hiệu quả. 

Để xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, doanh nghiệp cần chú trọng tới xu hướng công nghệ hiện tại để có thể cân nhắc, lựa chọn những phần mềm hay công nghệ phù hợp, phục vụ công việc nhân sự mà vẫn tối ưu chi phí và không làm gián đoạn hoạt động hiện hành. 

Kiến tạo doanh nghiệp hiện đại, giữ chân nhân tài hiệu quả với giải pháp số hóa hồ sơ nhân sự từ FSI

Hiện nay, dựa trên xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại đa số các doanh nghiệp, việc số hóa tài liệu chính là bước khởi động quan trọng, đặt nền móng cho cuộc cách mạng 4.0 của các doanh nghiệp đa ngành. Để quản lý công việc trên phần mềm chuyên dụng, để tìm kiếm tài liệu nhanh chóng, tức thì trên một hệ thống, để phê duyệt online các dự án, đề xuất, báo cáo định kỳ,… thì số hóa tài liệu là việc đầu tiên cần được hoàn thiện. 

Đặc biệt với bộ phận Nhân sự, việc triển khai số hóa hồ sơ nhân sự sẽ giúp phòng HR theo sát được tiến trình phát triển của nhân sự, đưa ra mức đãi ngộ chính xác phù hợp và đề xuất thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển đúng hướng, tăng khả năng giữ chân nhân tài thời kỳ suy thoái kinh tế.  

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hiệu quả, FSI – nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam đưa tới giải pháp số hóa hồ sơ nhân sự tổng thể, bao gồm từ dịch vụ Chỉnh lý tài liệu, Scan tài liệu, tới Nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu chuyên nghiệp với năng lực triển khai xuất sắc top 1 thị trường.

Năng lực số hóa hồ sơ nhân sự xuất sắc của FSI

Dựa trên kinh nghiệm 15 năm thực thi các dự án số hóa với đa dạng quy mô cùng độ phức tạp cao, FSI có thể đảm nhận chuyển đổi hàng triệu trang tài liệu với độ chính xác của hồ sơ điện tử lên tới 99,99%. Với hơn 100 chuyên gia đầu ngành cùng hơn 3500 cộng tác viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm triển khai thực tế, các hồ sự nhân sự trong phòng HR sẽ được tiến hành số hóa tổng thể trong khoảng thời gian ngắn nhất, không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của doanh nghiệp. 

Nhờ ưu thế của đơn vị làm chủ các công nghệ số hóa tiên tiến và tự động hóa như OCR, ICR, OMR, ADRT và là đối tác phân phối độc quyền chính thức thiết bị số hóa, máy scan của các thương hiệu hàng đầu thế giới như Plustek, Kodak, Contex,… FSI hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí, thời gian và nhân lực trong quá trình triển khai số hóa tài liệu. Đồng thời, dịch vụ số hóa hồ sơ nhân sự của FSI đạt tiêu chuẩn quốc tế về an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 và quản lý chất lượng ISO 9001:2015 nên phòng nhân sự có thể yên tâm số hóa cả những hồ sơ mang tính bảo mật cao.      

Đặc biệt, với hệ sinh thái giải pháp trọn vẹn từ tạo lập tới khai thác dữ liệu số của FSI, các hồ sơ nhân sự sau số hoá sẽ được cung cấp các công cụ cho phép lưu trữ, xử lý, khai thác hiệu quả, ứng dụng nhanh nhất vào quá trình vận hành của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tuyển được nhân tài đã khó, giữ chân nhân tài càng khó hơn. Bởi vậy phòng nhân sự trong các doanh nghiệp cần phải đưa ra chiến lược phù hợp để giữ lại những nhân sự tài năng, mẫn cán cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn, và thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh nhằm nhanh chóng thích ứng với thị trường đầy biến động.