Theo khảo sát năm 2023 của Cisco, có tới 70% doanh nghiệp quy mô trung bình tỏ ra nghi ngại về chuyển đổi số cũng như lợi ích mà nó đem lại. Cứ 10 doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp gặp rào cản thích nghi với môi trường số. Như vậy chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ. Cùng FSI tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm ra phương hướng chuyển đổi số phù hợp.  

Thách thức ngáng đường chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 

Kết quả khảo sát với 1000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra cứ 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì 8 doanh nghiệp thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ, 7 doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cao.  

Tiến trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm bởi nhiều thách thức. Đó là những rào cản của tư duy lối mòn, cổ hủ, hoặc là gánh nặng vì chưa đủ tiềm lực đầu tư cho bảo mật, hay đầu tư đồng bộ những công nghệ mới. Nguồn ngân sách cũng “ngàn cân treo sợi tóc” bởi chỉ đủ chi trả cho sản xuất và vận hành cơ bản, còn đầu tư lớn cho chuyển đổi số toàn diện gần như là bất khả thi.  

Hiện nay việc vay vốn ngân hàng cũng đang gặp nhiều khó khăn do nhiều doanh nghiệp quy mô trung bình không đủ năng lực quản lý dòng vốn, chưa đáp ứng được những yêu cầu vay vốn của ngân hàng. Bởi vậy trên cuộc đua chuyển đổi số, các doanh nghiệp vừa hiện đang có tiến trình chậm, bị chững lại bởi nhiều chướng ngại vật. 

5 chìa khóa giúp nhà quản lý mở ra cánh cửa chuyển đổi số thành công cho các doanh nghiệp cỡ vừa 

5 chìa khóa giúp nhà quản lý thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số thành công 

Quy trình phù hợp – vận hành hiệu quả 

Quy trình chuyển đổi số là nền tảng của sự đổi mới doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh nhằm đạt được nhiều doanh thu. 

Quy trình chuyển đổi số cần có sự quy củ tiến hành đồng bộ, thống nhất trên nhiều phòng ban. Khi xây dựng quy trình cần có những tính toán chi tiết về hiệu quả, rủi ro gặp phải. Đặc biệt trước khi xây quy trình chuyển đổi số cần hiểu rõ tồn đọng hiện có trong nội bộ doanh nghiệp. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề vướng mắc từ sâu trong vận hành chính là bước đêm giúp tạo ra quy trình chuyển đổi số hiệu quả. 

Tìm được vấn đề mới có thể tạo ra quy trình hiệu quả. Ra khơi cần có la bàn để đi đúng hướng nếu không việc đầu tư vào công nghệ sẽ trở nên dàn trải mông lung, hoặc “cưỡi ngựa xem hoa” dễ gây ra lãng phí ngân sách, thời gian tại các doanh nghiệp quy mô trung bình.  

Quy trình chuyển đổi số cần có sự quy củ tiến hành đồng bộ, thống nhất trên nhiều phòng ban 

Đầu tư thông minh – chuyển đổi linh hoạt 

Kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh thông qua việc áp dụng công nghệ số. Với thành tích đạt 21 tỷ USD vào năm 2021, dự kiến, nền kinh tế số của Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.  Bởi vậy việc tận dụng cơ hội đầu tư phù hợp chính là chìa khóa giúp mở ra cánh cửa chuyển đổi số thành công.  

Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế cùng các rào cản tài chính, doanh nghiệp cỡ vừa cần cân nhắc đầu tư sao cho phù hợp. Để đầu tư thông minh, trước hết cần xem xét kỹ nguồn lực tài chính hiện có. Sau khi thảo luận thống nhất mức chi phí đầu tư phù hợp, cần rà soát vận hành của toàn bộ doanh nghiệp để nghiên cứu chiến lược chuyển đổi số.

Việc áp dụng công nghệ, thay áo mới nên bắt đầu từ phòng ban nào, đem lại hiệu quả gì, đào tạo nhân viên ra sao cần được chuẩn bị sẵn sàng. Sau đó, bộ phận công nghệ cần lựa chọn ra sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu từ các doanh nghiệp chuyển đổi số uy tín với mức chi phí phù hợp. Quá trình này cần được chọn lọc cân nhắc kỹ lưỡng, từ đó mới có thể từng bước chuyển đổi số đường dài hiệu quả mà vẫn tối ưu được vấn đề chi phí.  

Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô trung bình có thể kêu gọi hợp tác, tài trợ hoặc tận dụng nguồn vốn từ Nhà nước để có thể vững bước hơn trên hành trình xây dựng nền tảng số trong doanh nghiệp mình.    

Doanh nghiệp quy mô vừa cần phải đầu tư vào công nghệ mới thông minh, có chiến lược thì mới đạt hiệu quả 

Đổi mới nhận thức – hợp tác đường dài 

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp vừa đều mang nặng định kiến chuyển đổi số cần rất nhiều tiền và chỉ doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi. Đó là một suy nghĩ chưa thực sự đúng đắn, thiều tầm nhìn chiến lược nếu doanh nghiệp muốn đi đường dài.  

Với sự đầu tư thông minh, đúng vấn đề, đúng phần mềm, các chủ doanh nghiệp quy mô trung bình tối ưu quy trình vận hành, thu hồi vốn và đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Chuyển đổi số không phải chỉ là lấy mọi công nghệ tốt nhất lắp đặt thế là thành công. Đó là một quy trình tuần tự gồm nhiều bước trong đó con người và công nghệ phối hợp hài hòa mới có thể đổi mới mô hình làm việc.  

Ngoài ra, hiểu lầm về chi phí chuyển đổi số là một hiểu lầm phổ biến, các phần mềm vận hành hiện nay có nhiều loại, nhiều đơn vị được thiết kế riêng với chi phí vừa phải phù hợp với túi tiền các doanh nghiệp quy mô trung bình. Ngoài ra, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần từng bước tháo gỡ định kiến cùng những hài lòng tạm bợ về cách làm truyền thống, chưa thực sự tối ưu. Bởi ngày nay, chuyển đổi số là làn sóng thâm nhập sâu từng ngành, từng lĩnh vực, tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ toàn diện. 

Trước những bước tiến vượt bậc của xã hội với sự song hành của công nghệ, việc chuẩn bị cho mình tâm thế tốt, tư duy cởi mở, học hỏi nhiều hơn và chú trọng các buổi đào tạo nội bộ sẽ là phương hướng đúng dẫn lối doanh nghiệp quy mô trung bình trong một tương lai công nghệ số. Ngoài ra, việc bắt tay hợp tác với các chuyên gia tư vấn, chuyên viên triển khai lành nghề sẽ giúp doanh nghiệp không bị lầm đường lạc lối trên cung đường mới mẻ. Việc đào tạo những chuyên viên triển khai lành nghề cũng cần được quan tâm, phát triển phù hợp.  

Các doanh nghiệp quy mô trung bình cần tháo gỡ những định kiến và lối suy nghĩ hài lòng với cách vận hành truyền thống  

Cẩn trọng trước rủi ro – doanh nghiệp tự tin bước tới 

Hiện nay, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp quy mô trung bình đang có xu hướng kỳ vọng quá cao vào việc tiến hành chuyển đổi số. Mặc dù, chuyển đổi số có thể đem tới những cải thiện đáng kể về hiệu quả cũng như năng suất nhưng đây không phải phương thuốc chữa bách bệnh.  

Nhà lãnh đạo tài ba cần lường trước những rủi ro trong quá trình chuyển đổi số liên quan tới số hóa thất bại, lường trước khả năng tấn công mạng, vi phạm dữ liệu và lỗi công nghệ, hoặc gián đoạn quy trình làm việc, quy trình kinh doanh nếu nhân sự nội bộ không đủ năng lực thích ứng. 

Bên cạnh đó, việc không tận dụng hợp tác với những đối tác uy tín, doanh nghiệp có nguy cơ chọn sai nền tảng hoặc đầu tư hăng say vào những chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số không hiệu quả. Hợp tác với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển đổi số có bề dày kinh nghiệm có thể tránh được cạm bẫy và tăng cơ hội thành công.  

Như vậy, lường trước và đề xuất giải pháp ứng cứu kịp thời “đúng người, đúng thời điểm” sẽ giúp các doanh nghiệp quy mô vừa có thể hạn chế tối đa những tổn thất về nhân lực, thời gian và chi phí. 

Doanh nghiệp cỡ vừa cần lường trước các rủi ro phát sinh trong quá trình chuyển đổi số 

Nền tảng công nghệ – bệ phóng thành công 

Để chuyển đổi số thành công, một nền tảng công nghệ vững chắc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử đồng bộ và tập trung chính là bước khởi đầu quan trọng, tạo dựng nền móng cho doanh nghiệp để áp dụng các công nghệ và hệ thống tiên tiến hơn trong tương lai như AI, Big Data, RPA,…  

FSI với 15 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai chuyển đổi số thành công cho nhiều doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ tự tin đem tới hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số hiệu quả, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm và công nghệ thiết thực trong tạo lập cơ sở dữ liệu số cho doanh nghiệp vừa.  

Điển hình trong đó là giải pháp số hóa tài liệu tổng thể, bao gồm từ dịch vụ Chỉnh lý tài liệu, Scan tài liệu, tới Nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu chuyên nghiệp với năng lực triển khai xuất sắc top 1 thị trường. 

Năng lực số hóa tài liệu xuất sắc của FSI 

Với hàng ngàn dự án số hóa đã được triển khai, đa dạng quy mô cùng độ phức tạp cao, cùng  đội ngũ hơn 100 chuyên gia đầu ngành cùng hơn 3500 cộng tác viên được đào tạo bài bản, FSI  sẵn sàng đảm nhận chuyển đổi hàng triệu trang tài liệu với độ chính xác lên tới 99,99% số hóa đa dạng các tài liệu tại tất cả các phòng ban trong khoảng thời gian ngắn nhất mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của doanh nghiệp.  

Nhờ ưu thế của đơn vị làm chủ các công nghệ số hóa tiên tiến và tự động hóa như OCR, ICR, OMR, ADRT và là đối tác phân phối độc quyền chính thức thiết bị số hóa, máy scan của các thương hiệu hàng đầu thế giới như Plustek, Kodak, Contex,… FSI hỗ trợ doanh nghiệp cỡ vừa tối ưu chi phí, thời gian và nhân lực trong quá trình triển khai số hóa tài liệu. Đồng thời, dịch vụ số hóa tài liệu của FSI đạt tiêu chuẩn quốc tế về an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 và quản lý chất lượng ISO 9001:2015 giúp khách hàng doanh nghiệp có thể yên tâm số hóa cả những hồ sơ mang tính bảo mật cao.        

Đặc biệt, với hệ sinh thái giải pháp trọn vẹn từ tạo lập tới khai thác dữ liệu số của FSI, các hồ sơ, tài liệu quan trọng trong doanh nghiệp sau khi số hóa sẽ được lưu trữ, xử lý, khai thác hiệu quả, ứng dụng nhanh nhất vào quá trình vận hành của công ty. 

Trong tiến trình chuyển đổi số, nhà lãnh đạo và các cấp quản lý cần tránh bệnh hình thức, mở rộng tư duy để sáng tạo, đổi mới và phát triển. Với một chiến lược đúng đắn, bắt tay cùng đối tác uy tín sẽ mở ra cho các doanh nghiệp quy mô vừa con đường chuyển đổi số hiệu quả