Theo dữ liệu của Gallup, mức độ căng thẳng của nhân viên đang đạt ngưỡng cao nhất mọi thời đại khi có tới 48% số người được hỏi cảm thấy stress vì deadline, 46% quản lý cấp trung dự định nghỉ việc trong 12 tháng tới do căng thẳng. Vậy làm thế nào để phòng HR có thể nâng cao chất lượng quản lý nhân sự, vừa tạo môi trường làm việc linh hoạt, vừa đảm bảo hiệu suất? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm giải pháp phù hợp.
Bài học 01: Triển khai “tuyển dụng thầm lặng” (quite hiring)
Sau im lặng nghỉ việc, âm thầm sa thải thì tuyển dụng thầm lặng (quite hiring) chính là một làn sóng tuyển dụng mới vào năm 2023. Phương thức tuyển dụng này là kế sách dùng để đối diện với thực trạng nhân viên nghỉ việc trong thầm lặng và đảm bảo doanh nghiệp không bị thiếu hụt nhân sự ở các vị trí cốt cán.
Theo bà Emily Rose McRae – chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Gartner, tuyển dụng thầm lặng là hình thức tuyển dụng mà trong đó một tổ chức tuyển nhân sự trong âm thầm, tức không ký hợp đồng thuê nhân viên làm việc toàn thời gian. Điều này có nghĩa là cuộc săn tìm cá nhân hợp tác ngắn hạn sẽ trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Nhìn chung mục tiêu tuyển dụng thường rơi vào 3 loại: hoàn thành các nhiệm vụ cũ, tạo ra vai trò giúp công ty phát triển hoặc giải quyết những nhu cầu cấp thiết, tức thời. Theo CNBC, “quiet hiring” thường rơi vào trường hợp thứ 3. Ngoài ra, tuyển dụng thầm lặng còn có thể diễn ra ngay trong nội bộ khi mà đội ngũ nhân sự hiện tại phải đảm nhiệm thêm các công việc khác. Nhà quản lý thường có xu hướng ưu tiên những giải pháp tuyển dụng nhất thời để đáp ứng nhu cầu nhân sự tại một thời điểm nhất định.
Việc tuyển dụng thầm lặng sẽ giúp tiết kiệm tối đa ngân sách, lấp đầy khoảng trống nhân sự trong doanh nghiệp. Đồng thời giải pháp tuyển dụng này tạo ra sự linh hoạt trong việc phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực mà công ty ưu tiên hàng đầu. Như vậy trong năm 2023, phương thức tuyển dụng thầm lặng cần được các doanh nghiệp Việt, các phòng HR triển khai rộng rãi để ứng phó linh hoạt với các đợt suy thoái kinh tế.
Bài học 02: Làm việc linh hoạt trở thành tiêu chuẩn mới
Theo cuộc khảo sát năm 2022 của Gartner, 58% nhân viên có năng lực luôn tìm kiếm sự linh hoạt trong công việc. Bởi vậy, ngày nay, nhiều công ty hiện đang ứng dụng phương thức làm việc linh hoạt để thu hút ứng viên.
Theo đó 3 nhóm làm việc linh hoạt chính là: chỗ làm linh hoạt, thời gian linh hoạt và lịch trình linh hoạt. Sự linh hoạt được thể hiện qua việc tuyển dụng một đội ngũ đa dạng bao gồm nhân viên full time, part-time, freelancer và intern. Mỗi nhân sự có thể làm việc theo khung thời gian khác nhau vì tồn tại những cách biệt về địa lý giữa team trong nước và nước ngoài hoặc khác biệt về hình thức làm việc.
Các mô hình làm việc linh hoạt cũng được đẩy mạnh từ sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19. Nhiều công ty cho phép ứng viên lựa chọn giữa Remote Working (làm việc từ xa, không cần đến văn phòng) hay Hybrid Working (mô hình cho phép nhân viên kết hợp linh hoạt giữa làm việc tại văn phòng hoặc từ xa, tại nhà). Thậm chí nhân sự còn được trao quyền để tự thiết kế lịch trình làm việc, kế hoạch công việc một cách chủ động sao cho đáp ứng được mục tiêu nhất định.
Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái đáp ứng được nhu cầu cá nhân của từng nhân viên mà vẫn đảm bảo được kỳ vọng, mục tiêu của nhà quản lý. Do đó, phòng HR của bạn cần nắm bắt xu thế này nhắm tiết kiệm chi phí văn phòng đắt đỏ và tạo tâm lý làm việc thoải mái cho mỗi nhân sự.
Bài học 03: Đừng bỏ quên nhà quản lý “mắc kẹt” giữa kỳ vọng của sếp và nhân viên
60% nhân viên hiện nay cho rằng quản lý trực tiếp của họ chính là mối liên hệ gắn bó nhất với công ty và văn hoá công ty. Có lẽ bởi vậy mà trong năm 2023, nhiều nhà quản lý đang cảm thấy họ mắc kẹt giữa kỳ vọng của nhân viên và áp lực hiệu suất từ các lãnh đạo cấp cao.
Để giải quyết được bài toán khó khăn đè nén các nhà quản lý cấp trung, nhiều doanh nghiệp đang tạo ra các buổi đào tạo về chuyên môn về quản lý để thu hẹp khoảng cách giữa những kỳ vọng ấy. Việc học tập nâng cao năng lực quản lý sẽ giúp doanh nghiệp làm rõ ưu tiên của từng giai đoạn phát triển để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Chính vì vậy, các cán bộ đang thực thi công tác HR tại doanh nghiệp cần lưu ý và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các quản lý cấp trung, giúp họ làm “hài lòng” cả nhân viên cũng như đáp ứng các kỳ vọng của cấp trên.
Bài học 04: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá ứng viên “mềm dẻo”
Việc cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong tiêu chí đánh giá có thể khiến doanh nghiệp đánh mất đi “nhân tài”. Trong năm 2023, thay vì chỉ đánh giá dựa trên bằng cấp và kinh nghiệm như trước đây, kỹ năng hoàn thành công việc, khả năng thích ứng hay năng lực học hỏi,… chính là những tiêu chí cần được dùng để đánh giá ứng viên đặc biệt là trong kỷ nguyên số.
Bằng cách loại bỏ yêu cầu về trình độ học vấn và kinh nghiệm trong các tin tuyển dụng, doanh nghiệp có thể khai phá và tận dụng triệt để ứng viên tài năng, có sức sáng tạo và tầm nhìn. Họ có thể chính là làn gió mới thổi hồn năng lượng tích cực, vạch ra hướng phát triển tiềm năng cho doanh nghiệp.
Bài học 05: Tăng tốc số hóa hồ sơ nhân sự để nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời
Trong kỷ nguyên 4.0, việc số hoá thông tin hay hồ sơ nhân sự chính là xu hướng được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn chú trọng. Thông tin cá nhân, hiệu suất làm việc và thành tích nổi bật của nhân sự các phòng ban sẽ được số hoá và lưu trữ tập trung trong kho lưu trữ số. Nhà quản lý sẽ cập nhật tức thời lý lịch, thực trạng công việc, hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân.
Dữ liệu trong kho lưu trữ số sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng theo thời gian thực. Dựa trên nguồn dữ liệu ổn định đã được số hoá, phòng nhân sự dễ dàng đề xuất các kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo nội bộ phù hợp, đảm bảo ổn định nguồn nhân lực và hiệu suất doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ suy thoái.
Giải pháp số hóa hồ sơ nhân sự với năng lực triển khai hàng đầu từ FSI
Để dự án số hoá hồ sơ nhân sự đạt kết quả tốt nhất, các tổ chức, doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín, giàu kinh nghiệm để tối ưu hoá chi phí, thời gian và nhân lực triển khai. Với hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp công nghệ cao, số hóa, chuyển đổi số cho hơn 5500 khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, FSI là đơn vị sở hữu năng lực triển khai số hóa tài liệu tổng thể Top 1 thị trường, bao gồm trọn gói từ dịch vụ Chỉnh lý tài liệu – Scan tài liệu – tới Nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu phù hợp với doanh nghiệp đa ngành đa quy mô.
Dựa trên quy trình triển khai chuyên nghiệp, cùng đội ngũ 100 chuyên gia, 3500 nhân sự số hóa bài bản, giàu kinh nghiệm, FSI đã và đang đảm nhận thành công nhiều dự án số hóa tài liệu nhân sự với quy mô lớn, đáp ứng các yêu cầu phức tạp về tính bảo mật và đặc thù riêng của doanh nghiệp, điển hình như Mercedes Benz Việt Nam với số lượng 250.000 trang A4; Shopee Việt Nam với 20.000 bộ hợp đồng lên đến hơn 500.000 trang tài liệu; và Bayer Việt Nam là 160.000 trang hồ sơ…
Các tài liệu sau số hóa được đảm bảo tính chính xác 99,99% với khả năng tích hợp dễ dàng vào các cơ sở dữ liệu sẵn có hoặc các hệ thống HRMS hiện hành của doanh nghiệp. Qua đó, nhanh chóng đem lại giá trị kinh tế cho công ty, cải thiện tốc độ nắm bắt thông tin để đưa ra các quyết định mang tính chính xác cao với nguồn dữ liệu đầu vào chất lượng.
Mọi dự án số hóa tài liệu của FSI đều được ứng dụng các công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao như OCR, ICR, OMR (giúp tự động nhận diện và trích xuất thông tin) giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 50% chi phí – nhân sự và 80% thời gian của quá trình triển khai.
Sau quy trình số hóa hồ sơ nhân sự, nhờ sở hữu hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số toàn diện lấy dữ liệu làm trung tâm, FSI sẵn sàng đồng hành cùng phòng HR trên hành trình cung cấp các phần mềm, dịch vụ thiết thực về xử lý, khai thác dữ liệu số, hướng tới chuyển đổi số toàn diện bộ máy quản trị nhân sự của doanh nghiệp.
Như vậy, để phòng nhân sự vận hành hiệu quả hơn, việc triển khai tuyển dụng thầm lặng, đưa ra các tiêu chuẩn làm việc linh hoạt, gắn kết kỳ vọng giữa nhà quản lý cấp cao và nhân viên, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá nhân sự “mềm dẻo”, và số hoá hồ sơ nhân sự cần được chú trọng. Đó chính là những bài học đắt giá năm 2023 và là kim chỉ nam điều hướng để tối ưu giá trị con người trong doanh nghiệp.