Trong bối cảnh kinh tế bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố như biến đổi khí hậu, cách mạng công nghiệp 4.0 hay xu hướng tăng tốc chống chuyển đổi xanh – chuyển đổi số (CĐS), doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không còn được phép đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. 

Tuy nhiên, chuyển đổi số không đồng nghĩa với việc áp dụng hàng loạt các hệ thống phức tạp hay đòi hỏi đầu tư lớn từ ban đầu. Điều SME cần là một lộ trình chuyển đổi bài bản, bắt đầu từ những điểm đau rõ rệt và chọn đúng đối tác đồng hành. 

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

SME và Cơ hội từ chuyển đổi số trong thời đại mới 

Theo chương trình SMEdx do Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông triển khai, năm 2025 đã hỗ trợ hơn 80.000 doanh nghiệp SME tiếp cận các nền tảng số như tài chính, nhân sự, bán hàng và chăm sóc khách hàng. 

Dù vậy, báo cáo khảo sát đầu năm 2025 của VCCI chỉ ra rằng: có đến 55% doanh nghiệp nhỏ chưa áp dụng bất kỳ công nghệ số nào trong quy trình hoạt động. 

Trong khi đó, SME hiện chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, đóng vai trò là “xưởng sống” cho nền kinh tế quốc gia. Do vậy, CĐS trong SME không chỉ là nhu cầu tự nhiên mà là một đối tức quốc gia. 

Xem thêm: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước làn sóng chuyển đổi số quốc gia để không bị tụt hậu   

4 yếu tố cốt lõi giúp SME chuyển đổi số thành công

Trong bối cảnh kinh tế số đang mở ra nhiều cơ hội, chuyển đổi số không còn là một lựa chọn mà đã trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp, đặc biệt là khối vừa và nhỏ (SME), tăng tốc và phát triển bền vững. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn gặp khó khi bắt đầu hành trình này vì thiếu định hướng và nguồn lực. Để chuyển đổi số thành công, SME cần bắt đầu từ bốn yếu tố cốt lõi dưới đây.  

Tư duy lãnh đạo số – nền tảng thành hay bại 

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là tư duy của người lãnh đạo. Chuyển đổi số sẽ không thể diễn ra nếu người đứng đầu không chủ động dẫn dắt và cam kết đồng hành. Trên thực tế, rất nhiều SME thất bại vì lãnh đạo còn ngần ngại đầu tư, thiếu chiến lược dài hạn hoặc coi đây chỉ là một khoản chi phí ngắn hạn. 

Khi doanh nghiệp thay đổi góc nhìn từ “tiết kiệm chi phí” sang “đầu tư cho hiệu quả lâu dài”, chuyển đổi số sẽ mang lại giá trị thực sự: vận hành tối ưu hơn, năng suất cao hơn và quan trọng nhất là nâng cao trải nghiệm khách hàng trong thời đại số. Lãnh đạo cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng chiến lược số, đồng thời tạo điều kiện về ngân sách, nhân lực và truyền cảm hứng thay đổi cho toàn bộ đội ngũ. 

Bắt đầu nhỏ – đúng điểm, đúng thời điểm 

Một sai lầm phổ biến của nhiều SME là cố gắng chuyển đổi toàn bộ hệ thống cùng một lúc, trong khi nguồn lực lại hạn chế. Cách tiếp cận hiệu quả hơn là bắt đầu từ những vấn đề cụ thể, dễ đo lường và có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh doanh. Ví dụ, doanh nghiệp có thể lựa chọn số hóa quy trình bán hàng, kế toán – tài chính hoặc quản trị nhân sự, tùy vào đặc thù và nhu cầu cấp thiết. 

Việc triển khai từng bước không chỉ giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát tiến độ và chi phí mà còn mang lại hiệu quả rõ ràng để rút kinh nghiệm, điều chỉnh và nhân rộng thành công. Theo khuyến nghị từ FSI – Nhà cung cấp các giải pháp CĐS hàng đầu Việt Nam, SME nên thử nghiệm giải pháp công nghệ trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn một phòng ban hoặc chi nhánh, trước khi triển khai trên toàn hệ thống. 

Kết nối con người – quy trình – công nghệ 

Chuyển đổi số không đơn thuần là ứng dụng phần mềm hay thay đổi công cụ làm việc. Cốt lõi của nó nằm ở con người và quy trình. Công nghệ sẽ không phát huy tác dụng nếu nhân sự chưa sẵn sàng tiếp nhận và quy trình vận hành vẫn còn thủ công, rời rạc. SME cần xây dựng chiến lược số xoay quanh yếu tố con người – nơi mỗi nhân viên đều được trang bị kiến thức, được đào tạo và hiểu rõ lý do cần thay đổi. 

Truyền thông nội bộ, khuyến khích sáng kiến và ghi nhận đóng góp sẽ giúp nhân viên chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi. Khi lựa chọn giải pháp công nghệ, doanh nghiệp nên ưu tiên những nền tảng dễ sử dụng, có khả năng tích hợp với hệ thống hiện tại và linh hoạt điều chỉnh theo đặc thù hoạt động. Nguyên tắc “People first – Process next – Then Tech” vẫn luôn đúng: khi con người sẵn sàng, công nghệ mới thật sự phát huy giá trị. 

Chọn đúng đối tác đồng hành – bí quyết tăng tốc và giảm rủi ro 

Khác với doanh nghiệp lớn có đội ngũ IT chuyên sâu, SME thường thiếu nhân sự am hiểu công nghệ và kinh nghiệm triển khai. Vì vậy, việc lựa chọn đúng đối tác không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế rủi ro và tăng khả năng thành công. 

Một đối tác phù hợp cần am hiểu ngành nghề của doanh nghiệp, từng triển khai cho SME tương tự và có khả năng hỗ trợ lâu dài, không dừng lại ở việc bán phần mềm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên ưu tiên những đối tác có công nghệ mở, dễ tích hợp với hệ sinh thái đang sử dụng để đảm bảo tính linh hoạt trong dài hạn. 

Chuyển đổi số trong SME là hành trình không dễ, nhưng nếu bắt đầu đúng từ tư duy lãnh đạo, triển khai từng bước, đặt con người làm trung tâm và có đối tác uy tín đồng hành, thì cơ hội tăng trưởng đột phá sẽ nằm trong tầm tay. 

4 yếu tố cốt lõi trong chuyển đổi số giúp SME thành công 

Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ  

FSI – Giải pháp chuyển đổi số linh hoạt, an toàn cho doanh nghiệp SME 

Với hơn 17 năm kinh nghiệm và hơn 5.500 khách hàng trên toàn quốc, FSI là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp số hóa tài liệu và chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Các giải pháp của FSI ứng dụng AI hiện đại giúp tạo lập và khai phá dữ liệu lớn (big data), hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định nhanh, chính xác

Đồng thời các giải pháp được thiết kế linh hoạt, dễ tích hợp, dễ mở rộng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó toàn bộ quy trình triển khai tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật quốc tế ISO/IEC 27001:2013, đảm bảo an toàn dữ liệu tuyệt đối. 

 FSI – Chiếc chìa khóa thứ 5 giúp SME tăng tốc chuyển đổi số một cách hiệu quả và bền vững.

FSI nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền thông cho những đóng góp giúp phát triển lĩnh vực CNTT Việt Nam.

Xem thêm: