Làm thế nào để giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng? Làm sao để chất lượng vận hành của doanh nghiệp được nâng cao? Chuyển đổi số chính là lời giải cho vấn đề này!
Chuyển đổi số đang diễn ra nhanh với tốc độ chưa từng có. Các doanh nghiệp không chuyển đổi số sẽ có nguy cơ bị tụt hậu và mất chỗ đứng trên thị trường. Nhờ có chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách mà họ tương tác với khách hàng, đổi mới hình thức kinh doanh hay tối ưu quy trình vận hành,…
Một số ví dụ về chuyển đổi số có thể kể đến như:
- Papa John’s cung cấp tính năng đặt hàng tức thì trên Facebook để cho phép khách hàng đặt hàng dễ dàng
- Walgreens đã hợp tác với Postmate để cung cấp các mặt hàng tạp hóa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân
- Các lớp học phát trực tiếp về Orange Theory, Planet Fitness và 24 Hour Fitness và đưa ra các kế hoạch tập luyện tại nhà.
- Under Armour đã tổ chức thử thách tập thể dục Khỏe mạnh tại nhà trong 30 ngày để khuyến khích khách hàng duy trì hoạt động.
Vậy làm thế nào để chuyển đổi số thành công? Dưới đây là 4 bước đơn giản để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số hiệu quả:
Xem thêm: 5 Yếu tố cốt lõi giúp tối ưu hóa chuyển đổi số
Chuyển đổi tư duy từ tập trung vào sản phẩm sang tập trung vào khách hàng
Thấu hiểu một cách thấu đáo nhu cầu của khách hàng là cách để biến những khách hàng thông thường thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp
Khi nói đến chuyển đổi kỹ thuật số, trải nghiệm của khách hàng là rất quan trọng. Thay vì tập trung vào các tính năng của sản phẩm, chú trọng vào việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công hơn.
Một doanh nghiệp nếu hiểu rõ vấn đề của khách hàng và cung cấp trải nghiệm tùy chỉnh có thể giải quyết vấn đề của họ đó thì có thể biến khách hàng thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Lấy ví dụ về nhà hàng, thay vì quảng bá món ăn và thực đơn thì nhà hàng đó có thể thay đổi để cung cấp dịch vụ giao hàng cho những khách hàng luôn phải ở nhà bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ.
Một ví dụ khác chứng minh doanh nghiệp thành công hơn khi tập trung vào khách hàng đến từ Nike. Thương hiệu này đã biến trải nghiệm mua sắm kỹ thuật số trở thành phong cách sống thông qua hàng loạt những chiến lược hướng đến cá nhân hóa khách hàng như: Nike Plus – cho phép người dùng theo dõi chế độ tập thể dục, cửa hàng trực tuyến Nike ID, SNKRS – ứng dụng mua sắm giày dép số 1 thế giới,…
Mở rộng quy mô tạo ra trải nghiệm số sáng tạo
InsideSource tổ chức cuộc thi trực tuyến cho phép khách hàng tự do sáng tạo nội thất cho riêng mình
Người tiêu dùng hiện mong đợi các cửa hàng và doanh nghiệp sản xuất nhiều nội dung kỹ thuật số được cá nhân hóa, nhanh chóng và rẻ (hoặc thậm chí miễn phí). Do đó, các doanh nghiệp cần phải thích ứng với xu hướng này và mở rộng quy mô thiết kế, cộng tác và sản xuất nội dung kỹ thuật số nhanh chóng để giữ chân khách hàng của họ.
Ví dụ: đại lý đồ nội thất toàn cầu Inside Source đã ra mắt một tạp chí điện tử và bắt đầu một cuộc thi trực tuyến có tên là Quarantine Studios để thu hút khán giả của mình trong bối cảnh COVID-19. Chiến dịch mời những người tham gia tạo ra đồ nội thất làm bằng vật liệu độc đáo có ở nhà. Người chiến thắng sẽ có đồ nội thất giống với sản phẩm dự thi của họ sau khi được tái tạo một cách chuyên nghiệp bởi Corral. Cuộc thi không chỉ giúp nhiều người biết đến thương hiệu hơn mà còn giúp Insidesource thu về lượng doanh thu đáng kể ngay cả trong thời dịch.
Tạo ra hành trình khách hàng mà không cần phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật
Google Analytics cho phép phân tích hành động của khách hàng
Trong thời đại số, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra hành trình khách hàng mới thông qua những công cụ, nền tảng mở rộng mà không cần phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật.
Một số nền tảng mở hỗ trợ cho việc xây dựng hành trình của khách hàng có thể kể đến như: Squarespace và Canva cho thiết kế nội dung và trang web; WordPress và Wix để lưu trữ; Hotjar, Google Analytics để hiển thị phân tích,…
Những công nghệ/ứng dụng này được thiết kế cho các doanh nghiệp không có bất kỳ nền tảng kỹ thuật hoặc thiết kế nào để tạo ra trải nghiệm số một cách hiệu quả mà không cần phải tuyển thêm một nhóm kỹ thuật riêng.
Kích hoạt lực lượng làm việc từ xa và tự động hóa
Với sự trợ giúp của công nghệ, nhân viên có thể không cần phải ngồi ở một nơi cố định để làm việc, lãnh đạo cũng có thể quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng ngay cả khi họ không có mặt ở công ty thông qua sự trợ giúp của những công nghệ số cho phép: quản lý công việc, quản lý dự án, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý hoạt động kinh doanh,… từ xa đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết doanh nghiệp cần có các công cụ quản lý làm việc từ xa phù hợp và các phần mềm kết nối, trao đổi thông tin như: các ứng dụng chat nội bộ hay nền tảng họp trực tuyến.
Ngoài kích hoạt lực lượng làm việc từ xa, doanh nghiệp cũng có thể giảm tải một số công việc cần đến sự can thiệp của con người thông qua sự giúp sức của robot. Ví dụ, trong ngành bán lẻ hoặc sản xuất, robot được sử dụng để xử lý các nhiệm vụ giao dịch như kiểm tra hàng tồn kho, sắp xếp các thùng hàng trong kho và thực hiện đơn đặt hàng từ xa.