Là một chủ doanh nghiệp, bạn mong muốn doanh nghiệp luôn tăng trưởng, phát triển. Nhưng nhiều khi việc tăng trưởng không như kỳ vọng, vậy nguyên nhân có thể:
1.Chưa áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, chưa đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động
Công nghệ thông tin – yếu tố hàng đầu giúp các doanh nghiệp tăng trưởng đột phá hiện nay
Không ai có thể phủ nhận rằng, công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thay đổi cuộc sống của con người về mọi mặt khác nhau. Từ việc thanh toán hóa đơn cá nhân cho đến việc trao đổi, liên lạc với cộng đồng, những bước tiến lớn trong CNTT đã thay đổi một cách cơ bản nền tảng cuộc sống của chúng ta.
Do vậy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, và nhận thấy công ty của mình chưa thật sự phát triển, phát triển chậm chạp hoặc có biểu hiện tụt lùi, thì bạn nên để ý ngay đến yếu tố công nghệ.
Hãy thử tượng tượng, nếu cùng là một lĩnh vực về lưu trữ tài liệu, một đơn vị phải tốn quá nhiều chi phí cho việc lưu trữ dữ liệu như thuê nhân công để nhập thông tin so với công ty đã sử dụng công nghệ hiện đại, bóc tách dữ liệu nhanh chóng thì chi phí vận hành bên nào sẽ tốn kém hơn? Khách hàng sẽ chọn đơn vị nào để cung cấp? Rõ ràng là bên sử dụng công nghệ hiện đại rồi.
2. Đội ngũ chủ chốt quản trị doanh nghiệp còn yếu, hiện tượng chảy máu chất xám đang có xu hướng tăng
Người quản lý, lãnh đạo có vai trò rất lớn giúp doanh nghiệp đi lên
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc doanh nghiệp bạn chưa phát triển chính là đội ngũ chủ chốt quản trị DN Việt Nam còn yếu. Trong khi các DN khu vực và quốc tế thực hiện quản trị DN hiện đại, áp dụng chuẩn mực theo thông lệ quốc tế thì các DN Việt Nam còn nặng quản lý theo gia đình. Quản trị công ty chưa công khai minh bạch thông tin, chưa theo chuẩn mực quản trị DN hiện đại. Có thể thấy điều này qua việc số DN Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán còn quá ít, chưa đến 1% DN đang hoạt động.
Trong khi đó, hiện tượng chảy máu chất xám đang có xu hướng tăng khi đội ngũ CEO, nguồn nhân lực chất lượng cao chạy sang làm thuê cho các công ty nước ngoài. Việc này làm cho chi phí nhân công chất lượng cao trở nên khan hiếm, việc giữ người trở nên khó khăn, khiến các doanh nghiệp khó khăn trong vận hành quản trị
3. Khó khăn trong vốn và trong việc kêu gọi đầu tư
Nhiều doanh nghiệp startup tụt xuống vì không kêu gọi được vốn
Về cơ bản các doanh nghiệp luôn luôn có nhu cầu sử dụng vốn, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xoay vòng vốn thường gặp khó khăn.
Bên cạnh đó không dễ dàng để gọi được vốn đầu tư trong nước cho các công ty đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, hiện nay chủ yếu vẫn là các quỹ đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, văn hoá đầu tư, đặc biệt là văn hóa đầu tư “thiên thần” (tức là đầu tư vào giai đoạn đầu khởi nghiệp) chưa có.
Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu họ thích tự làm hoặc có tiền thì đầu tư vào cho người thân hay các công ty có lãi. Vì chưa có văn hoá đầu tư “thiên thần” nên các nhà đầu tư có cảm giác rủi ro và e dè khi đầu tư vào những công ty non trẻ như các startup.
Trên đây là 3 nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp chưa phát triển đều bị mắc phải. Doanh nghiệp bạn cần sự trợ giúp của chúng tôi trong quá trình quản lý doanh nghiệp và các khâu liên quan đến tạo lập và quản lý quy trình kinh doanh, hãy comment hoặc liên hệ qua hotline 0904 805 255 để được hỗ trợ tư vấn!