Xây dựng thư viện điện tử được xem là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Và phần quan trọng nhất của xây dựng thư viện điện tử chính là số hóa sách.

Vì sao cần số hóa sách giáo khoa, sách tham khảo?

Thư viện điện tử là thư viện số, có thể hiểu là một kho dữ liệu đã được thông tin số hóa, được cấu trúc và thiết lập sao cho người dùng dễ sử dụng và truy cập nhất thông qua công cụ hiện đại chính là mạng internet máy tính và các mạng viễn thông quốc tế.

Có thể nói thư viện điện tử chính là một kho thông tin và dữ liệu đã được tự động hóa, mà khi người dùng truy cập và sẽ dễ dàng truy cập và sao chép các thông tin trong đó và kết nối với nhiều nguồn thông tin từ bên ngoài dựa vào sự hỗ trợ của các dịch vụ thông tin liên kết. Tuy nhiên khi xây dựng thư viện điện tử cũng phải dựa trên thư viện truyền thống, vì thế phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt của quy định giống với thư viện truyền thống. Sau khi tuân thủ những quy định nghiêm ngặt thì cũng đã có một số những điều chỉnh để sao cho phù hợp với quy định nghiêm ngặt của công nghệ số hiện đại, tiện cho người dùng khi sử dụng nhất.

số hóa sách
Số hóa sách là phần quan trọng nhất để xây dựng thư viện điện tử

Thư viện điện tử được thực hiện và phát triển dựa trên những hạn chế của thư viện truyền thống, chính vì thế mà nó đem lại khá nhiều lợi ích cho người dùng. Trước tiên chúng ta phải kể đến những lợi ích như:

  • Tiện lợi, nhanh chóng tìm kiếm được thông tin mà không cần thông qua các công cụ tìm kiếm của mạng máy tính.
  • Tiết kiệm thời gian cho người tìm, chỉ mất vài phút để tìm kiếm thông tin
  • Kết nối thông tin ra ngoài khu vực, tiện lợi và nhanh chóng
  • Thư viện điện tử hướng đến nhiều người dùng trên toàn cầu chứ không phải giới hạn người dùng.

Số hóa sách – Khởi đầu của quá trình xây dựng thư viện điện tử

Số hóa sách được xem là công việc đầu tiên và quan trọng bậc nhất trong quá trình xây dựng thư viện số. Vậy số hóa sách là gì? Số hóa sách là quá trình chuyển đổi các dạng tài liệu truyền thống như sách báo, giáo trình, tài liệu giảng dạy,… từ môi trường vật lý sang môi trường kỹ thuật số.

Mục đích của số hóa sách là để lưu trữ, quản lý trên thư viện điện tử một cách dễ dàng. Học sinh, sinh viên có thể truy cập đọc sách giáo khoa điện bất cứ khi nào bằng nhiều thiết bị và có thể mượn đọc online hoặc mượn có đọc có thời hạn, giảm thiểu thời gian tìm kiếm tài liệu và chi phí cho việc in ấn sách giáo khoa hàng năm.

Xây dựng thư viện điện tử giúp giảm thiểu thời gian tìm kiếm tài liệu

Thực trạng và khó khăn trong quá trình số hóa sách hiện nay

Quá trình triển khai xây dựng thư viện điện tử đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong quá trình số hóa sách. Hiện nay, các trường học, thư viện, doanh nghiệp thường triển khai số hóa theo 2 cách:

Cách thứ nhất : Mua lại hoặc mượn toàn bộ sách giáo khoa điện tử đã số hóa của nhà xuất bản Giáo Dục.

Đánh giá : Cách này đơn giản nhưng phụ thuộc vào yếu tố giá thành hoặc bản quyền của nhà xuất bản Giáo Dục.

Cách thứ hai: Tự đơn vị đầu tư số hóa tất các các sách giáo khoa và sách tham khảo.

Đánh giá : Cách này phức tạp hơn, đơn vị đầu tư phải số hóa toán bộ sách tài liệu, dẫn đến yêu cầu về công nghệ cũng phải cao.

Có thể thấy, việc số hóa sách là không hề đơn giản. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Dịch vụ số hóa sách giáo khoa, sách tham khảo chuyên nghiệp của FSI

Nhằm đáp ứng nhu cầu số hóa sách ngày càng lớn. FSI – Đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ số hóa tài liệu hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ xây dựng thư viện điện tử.

số hóa sách

Với 15 năm kinh nghiệm triển khai các dự án công nghệ, chuyển đổi số, số hóa, cùng những ưu thế của đơn vị phân phối độc quyền và chính thức các trang thiết bị số hóa, đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, FSI tự tin đảm nhiệm các dự án số hóa quy mô lớn, có yêu cầu phức tạp, với đơn giá số hóa tối ưu nhất. Điển hình là các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm cho các Bộ, ban ngành, các tổ chức, doanh nghiệp như: DB Schenker Việt Nam, BIC Việt Nam, EVN Hà Nội, Honda Việt Nam, Hội quốc tế ngữ Việt Nam…