Công nghệ số là một trong những xu hướng phát triển mới và nhanh nhất của xã hội hiện nay, tuy vậy nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ đến lại kỳ dẫn đến sự tụt hậu không đáng có.

Doanh nghiệp thờ ơ đến lạ kỳ với công nghệ ?

Công nghệ phát triển tới mọi ngóc ngách của xã hội

Công nghệ phát triển tới mọi ngóc ngách của xã hội

Bạn có biết rằng: Thời gian qua, xu thế số hóa đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, thanh toán, vận chuyển, y tế, giáo dục… cùng với sự phát triển đó khái niệm “nền kinh tế số” cũng được đề cập rất nhiều trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.

Song hiện thực lại các doanh nghiệp cho thấy con số cho thấy một sự thờ đến kỳ lạ của số đông các nhà quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế, khi mà chỉ có 22% doanh nghiệp cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến công ty họ, ngược lại 32,7% cho biết nó chưa có tác động gì.

Một thực tế khác chỉ ra một điều rất đáng lo ngại, đó là chỉ có 6,6% doanh nghiệp cho biết có đủ nguồn lực để thay đổi hệ thống công nghệ từ cũ sang mới và 36% doanh nghiệp nói rằng họ chỉ có thể thay đổi từng bước vì thiếu nguồn lực…, phần còn lại chấp nhận “bó tay” với lý do đang trong quá trình chuẩn bị nguồn lực hoặc chưa có gì để theo kịp xu thế.

Kết quả là tụt hậu

Kết quả là so sánh với các nước bạn trên thế giới: Dẫn chứng từ các Báo cáo của Google và Temasek cho hay, nền kinh tế số của khu vực ASEAN đã đạt được những thành tựu đột phá trong năm 2017 với tốc độ tăng trưởng vượt kỳ vọng, đạt 27%/năm và chạm mốc 50 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP của khu vực và dự kiến là 6% GDP vào năm 2025.

Trong khi tại Việt Nam, tỷ trọng thương mại điện tử chỉ vẻn vẹn 3,6% trong tổng doanh số thị trường bán lẻ. Đây là con số khiêm tốn so với mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 14,5%

Theo báo cáo khác mới đây của VCCI, 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao. Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn loay hoay không thể thoát ra được những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 – 3 thế hệ.

Nên đi lên từ công nghệ số

Nhiều hứa hẹn về một nền công nghệ số hiện đại tại Việt Nam

Nhiều hứa hẹn về một nền công nghệ số hiện đại tại Việt Nam

Dù đối diện nhiều thách thức, song Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội trong cách mạng công nghiệp 4.0, mà yếu tố đầu tiên là suốt 5 năm qua, Việt Nam vẫn dẫn đầu Diễn đàn kinh tế thế giới về tăng trưởng điện thoại thông minh (smartphone) và Internet. Cuộc cách mạng này thay đổi toàn diện vào kinh tế, chính trị, xã hội… mở đầu một thời kỳ mới, gần như cơ hội duy nhất để những quốc gia đang phát triển, đi sau đuổi kịp những nước đi trước.

Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đi theo hướng số sẽ có nhiều triển vọng mới trong xã hội này khi mà cả thế giới đang đi lên con đường 4.0.

Theo PGS TS Nguyễn Văn Nam – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh hy vọng, sẽ có một loạt quốc gia, trong đó có Việt Nam áp dụng tốt công nghệ số để làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội ở nước mình. Lực lượng chủ lực khởi nghiệp đi đầu ở Việt Nam sẽ là các doanh nghiệp số. Tuy nhiên, lực lượng doanh nghiệp phải được tổ chức lại, có tiếng nói và Chính phủ có chính sách thiết thực để hỗ trợ. Nếu cứ lẽo đẽo “công nghiệp hóa” thì suốt đời doanh nghiệp của ta chạy sau người ta.

Cùng với đó, ông Cao Hoàng Anh – Phó Tổng Giám đốc FSI cho biết doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không và phát triển như thế nào trong xã hội này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của công nghệ số. Chúng ta nên là những người đi đầu để biến làn sóng Số vào Việt Nam, đưa Việt Nam đi lên.