Chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của Apple luôn xoay quanh những sản phẩm của mình. Trong những năm gần đây, công ty luôn tự định vị mình như người tiên phong trong việc tích hợp công nghệ AI vào sản phẩm, chẳng hạn như khả năng bảo mật vượt trội và tiềm năng trong việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và thu hút người dùng.

Apple Đã Áp Dụng AI Vào Doanh Nghiệp Mình Như Thế Nào?

Apple áp dụng AI vào hệ thống điều hành

Apple đã sử dụng trí tuệ nhân tạo như thế nào?

Tầm nhìn phát triển trong tương lai của Apple là những thiết bị cầm tay có khả năng tự chạy riêng các thuật toán học máy dựa trên những bộ dữ liệu thu thập được thông qua các cảm biến tích hợp. Rõ ràng điều này mâu thuẫn với tầm nhìn về một tương lai bị thống trị bởi điện toán đám mây và các công ty công nghệ khác sẽ áp đảo bởi các thiết bị đầu cuối có công suất tương đối thấp.

Điều này đồng nghĩa với việc chạy các thuật toán học máy trực tiếp trên các thiết bị của Apple có sử dụng bộ xử lý trung tâm hoặc các con chip đơn vị xử lý đồ họa mạnh mẽ được tích hợp vào các sản phẩm điện thoại, đồng hồ thông minh và loa của hãng.

Một ví dụ thực tế là Apple đã phát triển “Động cơ nơ-ron” (Neural Engine) cho dòng điện thoại iPhone X mới nhất. Đây là một loại chip chuyên dụng được thiết kế riêng để thực hiện những tính toán mạng nơ-ron nhân tạo cần thiết cho học sâu. Con chip này giúp việc đăng nhập bằng nhận diện khuôn mặt (Face ID) trở nên nhanh hơn, chụp ảnh đẹp hơn (hoặc thêm các hiệu ứng vui nhộn), tăng cường thực tế ảo và quản lý thời lượng pin.

Apple Đã Áp Dụng AI Vào Doanh Nghiệp Mình Như Thế Nào?

Apple ứng dụng Neural Engine giúp hỗ trợ tăng khả năng nhận diện khuôn mặt

Việc chạy các thuật toán học máy trực tiếp trên các thiết bị nhanh hơn rất nhiều so với việc thiết bị phải chờ đợi dữ liệu trả về từ lưu trữ đám mây để thực hiện những phản hồi cụ thể. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm. Việc chỉ có thể huấn luyện thuật toán dựa trên dữ liệu thu thập từ một thiết bị có nghĩa là những thuật toán đó không hưởng lợi từ bộ dữ liệu khổng lồ mà học máy trên nền tảng đám mây có thể tiếp cận.

Điều này phù hợp với mục tiêu của Apple trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng. Bằng cách đảm bảo rằng những dữ liệu cá nhân nhạy cảm sẽ không bị trích xuất ra khỏi thiết bị  để được xử lý bởi các thuật toán học máy, Apple hy vọng khách hàng luôn tin tưởng rằng dữ liệu của họ luôn an toàn và không bị rò rỉ.

Hệ sinh thái AI độc quyền của Apple tập trung phát triển framework Core ML của hãng. Core ML cho phép các nhà phát triển xây dựng thuật toán học máy tích hợp vào các sản phẩm, bao gồm học sâu, thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Đó cũng là nền tảng cho các tính năng thông minh của trợ lý ảo Siri, cũng như các tính năng AI trong ứng dụng camera của iPhone và bàn phím QuickType.

Các ứng dụng thông minh hơn

Một trong những nhân tố làm nên thành công của iPhone chính là App Store. Việc tải các ứng dụng xuống điện thoại thông minh đã có từ trước, nhưng phải đến khi cửa hàng ứng dụng của Apple ra mắt vào năm 2008, người dùng iPhone mới có thể tự do tùy chỉnh và bổ sung các tính năng cho điện thoại của mình một cách thuận tiện nhất.

Apple Đã Áp Dụng AI Vào Doanh Nghiệp Mình Như Thế Nào?

App Store riêng trên hệ thống Iphone

Nhận thức được rằng hệ sinh thái ứng dụng chính là thứ đã giúp Apple giữ chân khách hàng qua thời gian khi các hợp đồng di động của họ được gia hạn đã thúc đẩy các nhà phát triển tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các ứng dụng của bên thứ ba. Chiến thuật này nhằm tiếp tục đưa ra các tính năng hấp dẫn, mới lạ, chưa xuất hiện trên các nền tảng di động khác. Để đạt được điều này, Apple đã cung cấp cho các nhà phát triển những công cụ như Create ML, giúp họ vận hành các ứng dụng tích hợp học máy chạy trên thiết bị của người dùng.

Một ví dụ điển hình là Homecourt – ứng dụng được thiết kế nhằm hỗ trợ người chơi bóng rổ nghiệp dư. Người dùng chỉ cần đặt camera hướng về phía sân khi họ chơi, học máy sẽ gắn thẻ cho các cầu thủ trong trận đấu, ghi lại cách họ di chuyển và ném bóng cũng như vị trí của họ trên sân. Tất cả điều này được thực hiện nhờ công nghệ thị giác máy tính được chạy tự động trên thiết bị.

Một ứng dụng khác có tên là Polyword cũng cho phép người dùng biết tên của bất kỳ đồ vật nào mà camera hướng đến bằng 30 ngôn ngữ khác nhau thông qua thị giác máy tính và học máy.

Các tính năng khác bao gồm cho phép ứng dụng “soi” kỹ hơn tấm ảnh đang chụp, đưa ra các đề xuất chỉnh sửa ngay trong thời gian thực, hay quản lý thông báo để giúp người dùng nhận được những thông tin được cho là quan trọng vào những thời điểm thích hợp.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Sau khi được Apple giới thiệu, Siri đã trở thành trợ lý đầu tiên hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Mặc dù còn có nhiều chỉ trích về sự thiếu đột phá so với các đối thủ cạnh tranh về AI, những cập nhật gần đây đã đem đến khả năng chuyển ngữ theo thời gian thực giữa 40 cặp ngôn ngữ dựa trên học máy

Apple Đã Áp Dụng AI Vào Doanh Nghiệp Mình Như Thế Nào?

Tập trung tăng cường xử lý ngôn ngữ

Chức năng NLP của Siri sẽ chuyển thông tin lên nền tảng lưu trữ đám mây. Tuy vậy, quyền riêng tư của người dùng vẫn được đảm bảo nhờ vào việc mọi thông tin nhận diện đều sẽ được xóa khỏi dữ liệu điều khiển giọng nói trước khi rời khỏi thiết bị của người dùng dưới dạng mã hóa.

Các nghiên cứu gần đây về NLP của Apple chủ yếu tập trung vào tăng độ chính xác của các kết quả tìm kiếm khi người dùng Siri tra cứu thông tin về các doanh nghiệp hoặc các địa điểm thú vị tại địa phương. Các nhà nghiên cứu đã đưa những tín hiệu về địa điểm vào dữ liệu huấn luyện, cung cấp cho Siri quyền khoanh vùng hệ thống dữ liệu bao gồm tên các địa điểm và các doanh nghiệp nhỏ. Trên lý thuyết, Siri sẽ sử dụng thông tin về địa điểm khi diễn giải lời nói để hiểu được ý của người dùng, trong khi Alexa của Amazon có thể phải đoán, trong trường hợp một người nói “I’m going to Kilkenny”, liệu người đó muốn đến thăm thị trấn Kilkenny ở Ireland hay muốn giết một người có tên là Kenny.

Những thách thức và bài học chính được rút ra

  • Trí tuệ nhân tạo chính là trọng tâm trong chiến lược của Apple, nhằm tích hợp AI trở thành một phần của các thiết bị và dịch vụ hỗ trợ của hãng.
  • Apple đang ưu tiên sự riêng tư của người dùng hơn là khả năng chuyển toàn bộ dữ liệu lên nền tảng lưu trữ đám mây để huấn luyện các thuật toán với bộ dữ liệu lớn hơn.
  • Công ty cũng đang khuyến khích sử dụng nền tảng học máy Create ML độc quyền của hãng để tạo ra các ứng dụng chỉ hoạt động trên các thiết bị của Apple, từ đó mang lại sự riêng biệt cho hệ sinh thái ứng dụng của Apple.

Nguồn: wetransform